G7 ủng hộ Ukraine và đề cập nhiều vấn đề nóng quốc tế
Các Ngoại trưởng G7 nhất trí thiết lập "cơ chế phối hợp" giúp Ukraine sửa chữa và bảo vệ cơ sở hạ tầng cung cấp điện và nước thiết yếu trước các cuộc tấn công của Nga. Đồng thời cam kết giúp sức để Ukraine vượt qua mùa Đông sắp tới. Thêm vào đó, các Ngoại trưởng G7 còn nhấn mạnh mọi hành vi sử dụng vũ khí hóa học, sinh học, hay hạt nhân của Nga đều sẽ vấp phải hậu quả nghiêm trọng. Các nước G7 cũng tiếp tục kêu gọi Moskva chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

"Chúng tôi nhắc lại cam kết vững chắc của mình là tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, chính trị, kỹ thuật và quốc phòng mà Ukraine cần", Tuyên bố chung của hội nghị G7 nhấn mạnh.
Lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng, G7 cũng kêu gọi các nước sản xuất dầu tăng sản lượng khai thác để giúp hạ giá, góp phần “giảm thiểu tình trạng bất ổn trên các thị trường năng lượng” do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.
G7 cũng dự kiến hoàn tất triển khai cơ chế áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga trong những tuần tới.
Về vấn đề Triều Tiên và Iran, Nhóm G7 đã lên án hàng loạt vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng đáng kể. "Bất kỳ vụ thử hạt nhân hay hành động nguy hiểm tương tự cũng sẽ phải đối mặt với phản ứng quốc tế nhanh chóng, mạnh mẽ và đoàn kết", G7 nhấn mạnh.
Các Ngoại trưởng G7 cũng lên tiếng chỉ trích Iran về hành vi sử dụng vũ lực tàn bạo đối với làn sóng người biểu tình trong nước, đồng thời cáo buộc Tehran thực hiện “những hoạt động gây bất ổn ở trong và xung quanh khu vực Trung Đông”, như chuyển giao vũ khí, trong đó có máy bay không người lái, “cho các nhân tố nhà nước và phi nhà nước”.
Liên quan tới Trung Quốc, nhóm G7 tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở hai bờ Eo Biển Đài Loan, đồng thời nhắc nhở Trung Quốc tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. G7 tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động hướng tới mục tiêu hợp tác mang tính xây dựng với Trung Quốc vì lợi ích của các bên.


Gần 100 ngày sau khi trở lại Nhà Trắng, chương trình nghị sự của ông Trump đã và đang tác động mạnh mẽ tới nước Mỹ và thế giới, từ vấn đề nhập cư, bộ máy liên bang, đến chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế cùng nhiều vấn đề khác. Đây đều là những vấn đề có thể làm thay đổi toàn diện nước Mỹ, tác động không nhỏ đến kinh tế và địa chính trị thế giới.
Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.
Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
0