Đường Tế Tiêu - An Phú xuống cấp
Đây là ghi nhận thực tế của phóng viên Đài Hà Nội tại đoạn đường dài hơn 1km nối từ cầu Ái Làng đến cầu Bãi Giữa, qua địa bàn xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức. Mặt đường không thể xuống cấp hơn. Lái xe di chuyển qua đây luôn là một thử thách khó.
Anh Nguyễn Bá Điệp, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức cho biết: ''Đường này tôi đi qua nhiều năm rồi, thấy lưu lượng xe cộ rất đông, xuống cấp liên tục, mỗi lần sửa chữa chỉ qua loa một thời gian xong lại xuống cấp. Tai nạn ở đây thì thường xuyên, lúc chập choạng tối không có đèn đường, xe máy đi dính vào ổ ga, mất thăng bằng ngã ra là thường xuyên.''

Anh Nguyễn Văn Hiệp, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức cho biết: ''Tuyến đường xuống cấp không sửa chữa nên hỏng rất nhiều. Lưu lượng xe đi qua rất nhiều mà đường ổ voi, ổ gà rất nhiều. Mùa mưa thì bẩn, mùa nắng thì bụi. Mưa rất nguy hiểm cho bà con nhân dân, ổ voi, ổ gà quá nhiều.''
Đây là một trong những nguyên nhân khiến tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng. Những chiếc xe tải lớn thường xuyên qua lại cả ngày, lẫn đêm. Ổ trâu, ổ gà ngày một nhiều thêm. Người đi đường còn phải chịu đựng sự ô nhiễm.

Ông Nguyễn Văn Tùng, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức chia sẻ: ''Đêm chạy xe cộ liên tục, chiếc xe tô, toàn vật liệu chở đá chở đất thôi. Tuyến đường này liên thông với Nho Quan - Ninh Bình nên các xe họ đi hết lối này, đêm rực đèn ý chứ. Đứng ở đây bụi bặm như này, dân chúng tôi khổ lắm chứ. Ăn không ăn được, nước không bao giờ ăn được, bể đầy đất luôn. Cành cây bụi trắng xóa hết, người dân chúng tôi sống làm sao được.''

Anh Nguyễn Bá Điệp, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức cho biết: ''Người dân chúng tôi chỉ mong muốn sớm có những con đường ko cần thảm lụa, chỉ cần bằng phẳng, ko bụi bặm. Mỗi lần người dân đi qua đây, từ đầu đường đến cuối đường phải thay hết quần áo vì dính bụi bẩn".
Tình trạng này đã kéo dài hơn một năm nay, thế nhưng việc sửa chữa cũng chỉ chắp vá. Cơ quan chức năng huyện Mỹ Đức cũng chưa có biện pháp xử lý, chấm dứt sự lộng hành của xe quá tải... Dù người dân sống ven đường cùng các phương tiện vẫn hàng ngay phải đối mặt với ô nhiễm và nguy hiểm.


UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.
0