Doanh nghiệp đổi mới sản xuất để thích ứng thị trường

Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, mở rộng kênh bán hàng, đưa sản phẩm lên các nền tảng kinh doanh online. Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để vượt qua khó khăn.

doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến thực phẩm sạch, ngoài các sản phẩm truyền thống bao gói đóng sẵn, phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp, Công ty Cổ phần Thương mại chế biến thực phẩm sạch Từ Tâm đang chuyển hướng sản xuất, phát triển thêm hơn 10 sản phẩm chế biến dạng món ăn, tiết giảm chi phí bao bì, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, mở rộng các kênh bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu của nhà sản xuất.

Bà Đinh Thị Hải Yến, Tổng giám đốc công ty: "chúng tôi đẩy mạnh kênh online và ship hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng phải mở rộng thương hiệu của chính nhà sản xuất và kết nối với các cửa hàng trên sàn thương mại, tận dụng tệp khách hàng của nhau, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp".

Doanh nghiệp đổi mới sản xuất để thích ứng thị trường

Khi các đơn hàng có dấu hiệu đảo chiều và thu hẹp, doanh nghiệp này liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, tạo ra những giá trị cạnh tranh mới. Thay vì tập trung chế biến các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đơn vị đã chuyển sang chế biến các sản phẩm sử dụng hàng ngày, tiện dụng với mọi đối tượng khách hàng.

Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới.

Ngoài tiêu thụ trong nước, doanh nghiệp cũng nỗ lực tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Công ty cổ phần dược thảo Thiên Phúc: "ở các thị trường Malaysia hoặc Singapore, khi chúng tôi tham gia chương trình xúc tiến thương mại thì các sản phẩm chế biến họ đón nhận rất tích cực, đây cũng là cơ hội cho chúng tôi mở rộng thị trường, có hướng đi mới trong tương lai".

Trong bối cảnh thị trường giảm cầu và khó đoán định như hiện nay, các doanh nghiệp rất khó xây dựng chiến lược dài hạn. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp cần tiếp tục linh hoạt ứng phó với những diễn biến bất ổn, bất định của thị trường; thường xuyên dự báo, cập nhật nhanh tình hình thị trường thế giới và trong nước; ưu tiên giữ vững lực lượng lao động, bảo toàn nguồn nhân lực để sẵn sàng đón cơ hội khi thị trường phục hồi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.