Vật tư nông nghiệp nhập khẩu 'cản đường' nông sản xuất khẩu

Ảnh hưởng của thị trường, xung đột địa chính trị trên thế giới khiến giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng mạnh, áp lực lạm phát cao, thị trường xuất khẩu phân bón bị thu hẹp, giá nguyên vật liệu đầu vào không ổn định, chi phí vận tải ở mức cao.

Trung Quốc thắt chặt việc xuất khẩu làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới nguồn nhập khẩu nguyên liệu…. Trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Theo số liệu mới nhất của Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có 841 nhà máy sản xuất phân bón với tổng công suất sản xuất 39,25 triệu tấn/năm, 24.349 sản phẩm phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được công nhận.

Tuy nhiên, lượng phân bón nhập khẩu hiện vẫn cao gấp hơn 2 lần so với xuất khẩu. Đây là một rào cản rất lớn khi điều hành giá thành sản phẩm nông nghiệp.

Vật tư nông nghiệp nhập khẩu 'Cản đường' nông sản xuất khẩu?

Năm 2023, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 12,07 tỉ USD, tăng 43,7% và là mức thặng dư thương mại cao nhất từ trước đến nay.

Điều đáng nói, việc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài khiến giá vật tư nông nghiệp đến tay người nông dân ngày càng cao, không chỉ vậy còn có nguy cơ khan hiếm khi tình hình thế giới tiếp tục biến động.

Trong khi đó, giá cả của nông sản bán ra thị trường lại không ổn định đang làm giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Nông sản bán ra thị trường lại không ổn định đang làm giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Liên Hợp Quốc dự kiến dân số thế giới sẽ đạt khoảng 9,7 tỷ người vào năm 2050. Kéo theo nhu cầu nông sản thế giới sẽ tăng tương ứng.

Việc hội nhập, mở cửa thị trường đã tạo cơ hội lớn cho ngành. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước nhập khẩu nông sản đang ngày một siết chặt yêu cầu về nguồn gốc, cấp chứng chỉ xuất khẩu, kiểm tra chất lượng tại các nước xuất khẩu như Việt Nam.

Do đó, các Bộ, ban ngành cần tiếp tục điều chỉnh các loại thuế, phí có liên quan đến sản xuất vật tư nông nghiệp, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng, có chính sách hoàn thuế, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,… để giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp thiết yếu như phân bón, thuốc trừ sâu có thể giảm xuống, bớt khó khăn cho nông dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.