Cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất lịch sử hiện đại
Chiến tranh uỷ nhiệm là một công cụ có từ lâu, được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp. Chìa khóa của chiến lược chiến tranh ủy nhiệm là tìm một đối tác địa phương, một bên được ủy quyền sẵn sàng chiến đấu và rồi sau đó gửi nhiều vũ khí, tiền bạc và thông tin tình báo cần thiết để giáng những đòn chí mạng vào đối thủ. Xét định nghĩa trên, có thể thấy một số yếu tố của cuộc chiến ủy nhiệm qua các hành động của Mỹ và NATO trong suốt hơn một năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine.
Trước hết, Mỹ nói riêng và các nước phương Tây nói chung đã ồ ạt cung cấp các loại vũ khí cho Ukraine. Từ việc cung cấp một cách từ từ với số lượng hạn chế các loại vũ khí có từ thời Liên Xô, giờ đây, phương Tây đã đáp ứng gần như mọi đề nghị viện trợ vũ khí của Kiev, từ vũ khí tầm ngắn tới tầm xa, từ vũ khí hạng nhẹ tới hạng nặng. Sau khi gửi tên lửa Javelin và Stinger tới Ukraine trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột, Washington đã cung cấp lựu pháo M777 vào mùa Xuân và hệ thống tên lửa Himars vào mùa Hè. Anh, Ba Lan, Đức, Pháp và Hà Lan cũng có những đóng góp không nhỏ. Tính tới nay, hơn 30 quốc gia đã cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine. Hiện nhằm hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc phản công mùa xuân, các khẩu đội tên lửa phòng không Patriot, xe tăng Challenger-2, Abrams và Leopard, các phương tiện chiến đấu Bradley và Stryker cùng máy bay chiến đấu Mig-29 đã và đang được chuyển giao cho Kiev.
Không chỉ gửi vũ khí, phương Tây còn tích cực huấn luyện binh sĩ Ukraine. Mới đây hàng chục binh sỹ đặc công Ukraine đã được tham gia đợt huấn luyện kéo dài 4 tuần về cách xây dựng chiến hào, cầu đường và tác chiến đặc biệt do lực lượng vũ trang Tây Ban Nha tổ chức. Khoá huấn luyện này là một phần của chương trình của phái bộ hỗ trợ quân sự của Liên minh châu Âu dành cho Ukraine. Trước đó, các khoá huấn luyện cấp tốc nhằm đào tạo binh sĩ Ukraine cách thức vận hành các loại xe tăng Challenger 2 và Leopard 2 cũng đã diễn ra tại các quốc gia châu Âu như Anh, Đức và Tây Ban Nha.
Ngoài cung cấp vũ khí và hỗ trợ huấn luyện binh sĩ Ukraine, các chính phủ phương Tây còn cung cấp thông tin tình báo cũng như hỗ trợ lập kế hoạch tác chiến cho Ukraine. Họ cũng đổ nhiều tiền bạc vào chiến trường này. Theo số liệu do Viện Kiel về kinh tế thế giới của Đức công bố, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ đến ngày 15/1, Mỹ tổng cộng chi gần 78 tỉ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine. Con số này của Liên minh châu Âu (EU) là 58,56 tỉ USD.


Gần 100 ngày sau khi trở lại Nhà Trắng, chương trình nghị sự của ông Trump đã và đang tác động mạnh mẽ tới nước Mỹ và thế giới, từ vấn đề nhập cư, bộ máy liên bang, đến chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế cùng nhiều vấn đề khác. Đây đều là những vấn đề có thể làm thay đổi toàn diện nước Mỹ, tác động không nhỏ đến kinh tế và địa chính trị thế giới.
Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.
Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
0