Cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraine

Từ lâu, Nga đã coi xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm, trong đó các nước phương Tây sử dụng Ukraine để chống Nga. Theo nhà phân tích Hal Brands trên tờ Bloomberg, Nga là mục tiêu của một trong những cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại.

Chiến tranh ủy nhiệm là một công cụ có từ lâu, được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp. Chìa khóa của chiến lược chiến tranh ủy nhiệm là tìm một đối tác địa phương, một bên được ủy quyền sẵn sàng chiến đấu và rồi sau đó gửi nhiều vũ khí, tiền bạc và thông tin tình báo cần thiết để giáng những đòn chí mạng vào đối thủ. Đây lại chính là điều mà Mỹ và các đồng minh đang làm với Nga ngày nay, thông qua Ukraine. Theo nhà phân tích Hal Brands trên tờ Bloomberg, Nga là mục tiêu của một trong những cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại.

Trích dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel, công ty nghiên cứu Statista của Đức cho thấy, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đến giữa tháng 1/2023, tức 11 tháng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, đã là 46,6 tỷ USD tính theo thời giá USD năm 2022. Con số này cao hơn mức chi tiêu quân sự trung bình hàng năm là 43,4 tỷ USD trong 10 năm đầu tiên quân đội Mỹ tham chiến ở Afghanistan.

Dù không chính thức triển khai binh sĩ nào tới Ukraine, hoặc tuyên bố mình là một bên tham gia trực tiếp trong cuộc xung đột, nhưng Mỹ lại đang chi viện trợ quân sự cho Kiev nhiều hơn số tiền mà Washington từng tiêu tại Afghanistan, nơi quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến dài nhất trong lịch sử quốc gia. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ các nước khác về Mỹ không phải là điều dễ dàng. Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nếu muốn hiện thực hóa mục tiêu hồi sinh ngành sản xuất trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có nhiều động thái mạnh tay với các trường đại học ở Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc chấm dứt vị thế lãnh đạo của Mỹ trong nghiên cứu và khoa học, đe dọa khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước này.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hiện hữu nhiều bất ổn nhưng Trung Quốc bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin và năng động. Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tích cực và đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ – phản ánh rõ nét mô hình phát triển mang “đặc sắc Trung Quốc”.

Từng được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc nay đang chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao.

Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.

Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết thúc.