Việt Nam định hướng tầm nhìn toàn cầu
Phiên đối thoại chính sách của Thủ tướng Chính phủ được WEF đề xuất, xác định là một phiên điểm nhấn tại Hội nghị. Phiên đối thoại diễn ra vào thời điểm then chốt, giúp thúc đẩy quan hệ với các đối tác và chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn, là thành viên trách nhiệm và là hình mẫu trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của cộng đồng quốc tế.
Phát biểu tại Phiên đối thoại, Thủ tướng khẳng định một số định hướng, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong chặng đường gần 40 năm đổi mới và 05 bài học kinh nghiệm lớn.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng chia sẻ hai gợi ý cho các quốc gia. Thứ nhất, xác định nguồn lực bắt đầu từ tư duy, động lực bắt đầu từ sự đổi mới và sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Thủ tướng đề cao vai trò của đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thứ hai, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.
Trả lời câu hỏi của nhà bình luận Thomas Friedman về quan điểm của Việt Nam trong cân bằng quan hệ với các nước lớn, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, liên tục bị tác động bởi chiến tranh, bao vây, cấm vận. Tuy vậy, Việt Nam đã “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai” để biến thù thành bạn.
Thủ tướng khẳng định chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua thể hiện lòng tin chính trị vững vàng giữa Việt Nam và hai đối tác, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… và xác định đây vừa là yêu cầu, xu thế khách quan và vừa là lựa chọn
Các thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá rất cao của các đại biểu tham dự phiên đối thoại.
Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vừa ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 6/5 và hoàn thành vào ngày 5/6.
Khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã) đi vào vận hành từ ngày 1/7 tới, cấp xã sẽ là đơn vị tổ chức thực hiện chính sách (từ Trung ương và cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp xã.
Với 8 Chương, 58 Điều, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã được chỉnh lý theo nguyên tắc quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho tất cả người lao động nói chung, cơ bản không phân biệt các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những quy định chính sách hỗ trợ riêng cho một số đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế.
Người lao động mất việc do sắp xếp bộ máy, hay mất việc do tự động hóa, trí tuệ nhân tạo cần được bổ sung vào đối tượng hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề. Cùng với đó, thủ tục để thực hiện các thủ tục từ trợ cấp thất nghiệp, vay vốn tạo việc làm cũng cần đơn giản hóa.
Dự Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế, sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế.
0