Vai trò của Tòa án quốc tế về Luật biển

Tòa án quốc tế về Luật biển đã giải quyết thành công 32 vụ kiện tranh chấp trong suốt 30 năm qua, hướng đến giải quyết hòa bình các tranh chấp về biển và đại dương.

Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khu vực về vai trò của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) trong giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển vào sáng nay, 5/5. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Chánh án ITLOS Tomas Heidar tham dự.

Hội thảo là sự kiện quan trọng trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang ngày càng quan tâm đến vấn đề giải quyết tranh chấp biển một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế. Trong hai ngày diễn ra hội thảo, 7 đại diện đến từ Tòa án quốc tế về Luật biển bao gồm Chánh án, Phó Chánh án, các thẩm phán, lục sự của Tòa và 70 đại biểu là chuyên gia pháp lý đến từ 15 quốc gia sẽ cùng thảo luận về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến luật biển.

Trong 30 năm qua, Tòa án quốc tế về Luật biển đã giải quyết thành công 32 vụ kiện tranh chấp, giúp các quốc gia là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 giải quyết hòa bình các tranh chấp về biển và đại dương.

Hội thảo không chỉ thể hiện vai trò tích cực của Việt Nam trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác, mà còn góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của Tòa án Quốc tế về Luật Biển - một thiết chế quan trọng trong việc giải thích và áp dụng UNCLOS.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 140.000 người dân và Phật tử từ khắp mọi miền đã đổ về chùa Thanh Tâm, huyện Bình Chánh (TP. HCM) để chiêm bái xá lợi Phật - báu vật linh thiêng được cung nghinh từ Ấn Độ về Việt Nam, trong hai ngày từ 3-4/5.

Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Nga, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử lực lượng tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945-9/5/2025).

Cùng với cả nước, cử tri Thủ đô kỳ vọng Quốc hội sẽ phát huy hết tâm huyết, trách nhiệm để có các quyết sách quan trọng, đúng đắn trong một kỳ họp lịch sử, vì sự phát triển vững chắc của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) đến nay, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp. Mỗi bản Hiến pháp đánh dấu chặng đường xây dựng và trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cho từng giai đoạn phát triển đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh, chủ động đàm phán với Mỹ về thuế quan, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên được chấp thuận đối thoại.

Sau phiên khai mạc, ngày 5/5, Quốc hội đã dành phần lớn thời lượng để lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.