Nâng cao tiêu chuẩn trong tuyển dụng nhà giáo

Nhà giáo có vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Do vậy, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng trong nghề giáo.

Trong sáng 6/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Luật Nhà giáo (sửa đổi). Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 45 điều. Một trong những điểm nhấn của của dự án luật này là làm rõ định hướng giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

Quốc hội nhận được 27 ý kiến phát biểu tại hội trường. Đa phần các đại biểu đều thống nhất với nội dung của tờ trình. Tuy nhiên, có đại biểu cho rằng cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng đầu vào với nghề giáo. Đồng thời, các quy định vẫn chưa đáp ứng đúng tinh thần cải cách thủ tục hành chính, khi còn nhiều điểm hạn chế về quyền và lợi ích của nhà giáo, đặc biệt ở chế độ tập sự.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình bày tỏ nhất trí với tinh thần và mục tiêu của dự thảo Luật Nhà giáo, nhằm nâng cao vị thế, bảo đảm quyền lợi và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Đề cập đến hoạt động dạy học ngoài chương trình chính khóa, nữ đại biểu cho biết, nội dung này khi xin ý kiến tại địa phương, có rất nhiều quan điểm. Nếu quy định ở Điều 7 sẽ giúp phân biệt được dạy thêm với dạy chính khóa, tăng tính minh bạch, quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, gắn chặt chẽ trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi dạy thêm.

Tuy nhiên, nội dung này được điều chỉnh tại Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, nếu đưa vào Điều 7 sẽ chồng chéo hoặc mâu thuẫn với văn bản hiện hành dạy thêm, học thêm sẽ chồng chéo với văn bản hiện hành.

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, quan điểm của ngành giáo dục là hạn chế dạy thêm, nhất là trong bối cảnh giáo dục phổ thông và học tập tích cực. Vì vậy, để không hợp pháp hóa việc dạy thêm tràn lan, đồng thời ghi nhận thực tế nghề nghiệp, giữ được tính pháp lý, định hướng của đạo đức giáo dục, đại biểu đề nghị bổ sung thêm vào điểm e, khoản 2, Điều 7 như sau: “Các hoạt động dạy học ngoài chương trình chính khóa, bao gồm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học bổ trợ ngoài giờ đúng quy định của pháp luật được coi là một phần hoạt động nghề nghiệp khi đảm bảo đúng mục đích giáo dục, không vụ lợi và tuân thủ các quy định về quản lý dạy thêm, học thêm hiện hành”.

Về vấn đề học thêm, dạy thêm, các đại biểu cho rằng, học thêm là nguyện vọng cá nhân và là nguyện vọng chính đáng. Điều quan trọng là cần siết chặt quản lý để không xảy ra tình trạng giáo viên trục lợi, ép buộc học sinh tham gia học thêm.

Với việc chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Các đại biểu đồng tình cho rằng, những quy định mới trong dự án luật sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam năm 2024 là 10,7 bé trai trên 100 bé gái, liên tục vượt xa mức sinh tự nhiên đang mất cân bằng một cách nghiêm trọng. Trong đó Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ mất cân bằng cao nhất với 119,6 bé trai trên 100 bé gái.

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức Họp báo giới thiệu về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 vào sáng nay, 6/5.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) vào chiều nay, 6/5. Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013 đề xuất Thủ tướng sẽ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp.

Kinh tế tư nhân là một “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia. Tinh thần này đã được nhắc tới hai lần trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 4/5. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ những húy kỵ, giáo điều để giúp khơi thông và tháo bung nguồn lực của nhân dân cùng năng lực nội sinh của quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã rất khác trước đây.

Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6/5 đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).