Giao quyền tự chủ và chấp nhận rủi ro về nghiên cứu
Sáng 6/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày tờ trình Dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo gồm 8 chương và 83 điều, tăng hai điều so với Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Theo tờ trình, Dự thảo luật đã có những điều chỉnh quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu cơ bản, cân đối giữa nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn. Đặc biệt chú trọng đến các yêu cầu triển khai nghiên cứu cơ bản xuất phát từ vấn đề nảy sinh cần giải quyết từ nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ.
Một trong những mục tiêu lớn của Dự án Luật là đưa Việt Nam từ một quốc gia sử dụng công nghệ lõi sang làm chủ các công nghệ chiến lược. Để thực hiện được tư duy đột phá này, việc giao quyền tự chủ cho cơ sở nghiên cứu là điều cần thiết.
Phó Thủ tướng chính phủ Lê Thành Long cho biết: “Cơ sở nghiên cứu được tự chủ, tự chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động nghiên cứu, xây dựng bộ máy, chi tiêu theo cơ chế khoán chi. Nếu một dự án nghiên cứu không đạt được kết quả như kỳ vọng, tổ chức nghiên cứu sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường như trước và được miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại phát sinh cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nghiên cứu”.
Cũng theo tờ trình, ngân sách Nhà nước cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sẽ được ưu tiên phân bổ ngân sách để làm chủ công nghệ chiến lược, thay vì dàn trải như trước.
Báo cáo thẩm tra Dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị cần thể hiện rõ nét hơn vai trò của doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân, chủ thuyết phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, có quy định mang tính đột phá, vượt trội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cũng như cần nghiên cứu kỹ chính sách thu hút vốn và các quỹ đầu tư.
Ông Lê Quang Huy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết: “Nghiên cứu, hoàn thiện quy định liên quan đến các quỹ, bổ sung quy định việc kết nối, liên thông, phối hợp, đối ứng giữa các quỹ bộ, ngành, địa phương với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước, tránh manh mún, dàn trải. Đề nghị giải trình về tính phù hợp, cơ chế quản lý nguồn ngân sách chi cho các quỹ khi quy định năm loại quỹ trong Dự thảo luật”.
Về cơ chế quản lý kinh phí, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu quy định về cơ chế rút gọn thủ tục đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm.
- Quốc hội bàn chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
- Cử tri kỳ vọng vào những quyết sách lịch sử
- Sửa Hiến pháp để tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
- Quốc hội thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013
- Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày tại Kỳ họp Quốc hội thứ 9


Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam năm 2024 là 10,7 bé trai trên 100 bé gái, liên tục vượt xa mức sinh tự nhiên đang mất cân bằng một cách nghiêm trọng. Trong đó Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ mất cân bằng cao nhất với 119,6 bé trai trên 100 bé gái.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức Họp báo giới thiệu về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 vào sáng nay, 6/5.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) vào chiều nay, 6/5. Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013 đề xuất Thủ tướng sẽ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp.
Kinh tế tư nhân là một “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia. Tinh thần này đã được nhắc tới hai lần trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 4/5. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ những húy kỵ, giáo điều để giúp khơi thông và tháo bung nguồn lực của nhân dân cùng năng lực nội sinh của quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã rất khác trước đây.
Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6/5 đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
0