Xuất xứ minh bạch giúp xuất khẩu bền vững sang Mỹ

Yếu tố quan trọng nhất để Việt Nam xuất khẩu bền vững sang thị trường Mỹ chính là sự minh bạch.

Cộng đồng doanh nghiệp đang rất chờ đợi kết quả tích cực từ cuộc đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nếu đàm phán thuận lợi, mức thuế đối ứng có thể giảm nhiều so với con số 46% ban đầu mà Mỹ đưa ra, các doanh nghiệp sẽ dễ thở hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp không nên bị động mà phải chuẩn bị ngay cả ở kịch bản xấu nhất. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất để xuất khẩu bền vững ở thị trường này chính là sự minh bạch.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 16,28 tỷ đô la Mỹ. Con số này đã đưa Việt Nam nằm trong top các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ và nội thất hàng đầu thế giới.

Trong đó, thị trường Mỹ đóng vai trò quan trọng khi chiếm khoảng 55%. Các doanh nghiệp ngành gỗ dù đang xoay sở tìm thêm thị trường khác nhưng cũng không phải đơn giản vì Mỹ vẫn là một thị trường trọng yếu.

Ông David Nguyễn, Giám đốc Công ty TNN AVT, cho biết: "Doanh nghiệp tôi xuất khẩu sang Mỹ là chủ yếu, khoảng 70%. Sau đó là Canada và Úc. Hiện giờ, những đơn hàng của chúng tôi đang pending, không biết thuế Mỹ ra sao. Hiện vẫn giữ lại 2.000 công nhân nhưng thực tế chia theo ca khác nhau, giảm giờ làm nên thu nhập mọi người có thể giảm một chút".

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ: Sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam” vừa tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét 3 hướng chiến lược chính: nâng cấp chuỗi giá trị, chuyển đổi từ mô hình gia công sang mô hình sản xuất thương hiệu gốc; chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận chính sách để chứng tỏ Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy; quan trọng nhất là đảm bảo yếu tố minh bạch trong xuất xứ.

Bà Nguyễn Thị Kiều Nga, Giám đốc Công ty TNN Smartwood Corporation, cho hay: "Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội và đây là một lợi thế rất lớn để tận dụng nguồn lực tại chỗ, có nghĩa là nội địa hóa thay vì nhập ở nhiều nguồn khác nhau. Mỹ vẫn phụ thuộc rất lớn vào thị trường Việt Nam vì ngành này đặc thù cần rất nhiều công nhân".

Ông Joe Trịnh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Việt, bày tỏ: "Làm ăn bao giờ cũng phải thẳng thắn và minh bạch – đó là điều quan trọng. Trong bất cứ tình huống nào, đặc biệt hiện tại, sự minh bạch là cần thiết. Tôi vẫn khuyến cáo các công ty Việt Nam khi báo giá cho bên Mỹ nên làm cấu trúc giá rõ ràng và ghi rõ biên lợi nhuận – như vậy sẽ dễ làm việc hơn".

Cùng với đó, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược thương hiệu quốc gia và ngành mạnh mẽ. Việc này rất quan trọng trong bối cảnh thuế quan và giám sát quốc tế hiện tại, đòi hỏi mức độ tin cậy và truy xuất nguồn gốc cao hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm mạnh, cùng với thanh khoản và khối lượng giao dịch có sụt giảm đáng kể cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Trong chuyến thăm tới Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin đã ký tuyên bố tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước, cam kết thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương đến năm 2030.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, từ 1/6 sẽ bắt buộc phải triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP.

Kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng mạnh với tổng thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 là 202.193 tỉ đồng, đạt 38,9% dự toán, tăng 3,76% so cùng kỳ.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, xăng đã bị đánh thuế bảo vệ môi trường, do đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này sẽ dẫn đến tình trạng "thuế chồng thuế" và không công bằng đối với người tiêu dùng.

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.