Công bằng với kinh tế tư nhân
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế và đóng góp 55 - 58% GDP đất nước. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên đột phá cho khu vực kinh tế năng động này và cụ thể hóa các giải pháp để phát huy tối đa vai trò, đưa kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" và là "lực lượng tiên phong" của nền kinh tế.
Tiền thân là một đơn vị nhà nước, sau đó được cổ phần hóa, CTCP Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) hiểu rõ những khoảng cách về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Những khoảng cách đó đã tạo ra không ít rào cản cho sự phát triển của khối tư nhân.
Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Giám đốc CTCP Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) cho rằng: "Chúng ta nên tạo ra sự công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ, đầu tư công trong thời gian vừa qua tập trung vào doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân đã tham gia nhưng chưa nhiều, chưa đại trà, chưa phổ thông; chưa thành trào lưu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia. Các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn so với các doanh nghiệp nhà nước sẽ có những khoảng cách nhất định".
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đang tạo ra khí thế mới trong cộng đồng doanh nghiệp. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị xác định, kinh tế tư nhân là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng; đặc biệt nêu quan điểm về bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết: "Sân chơi này là sân chơi toàn cầu, WTO và các hiệp định thương mại tự do là một sân chơi chung để chúng ta tham gia. Chúng ta chấp nhận sự cạnh tranh chung, tất cả các ưu đãi đều là ưu đãi chung, không có áp dụng riêng cho doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay FDI. Nó tạo ra một sự bình đẳng hoàn toàn".
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng: "Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được với các dự án lớn, chương trình lớn trọng điểm quốc gia sòng phẳng như doanh nghiệp nhà nước và khối FDI. Phát triển cân bằng hơn thị trường tài chính của Việt Nam, nhất là thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường quỹ vì đây là kênh dẫn vốn rất quan trọng cho các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh".
Nghị quyết 68 đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đáng chú ý, trong năm 2025 hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp; giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ, cắt giảm ít nhất 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm trong các năm tiếp theo. Đến năm 2030, mục tiêu đặt ra sẽ có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế và đóng góp 55-58% GDP cả nước.


Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi tiến sát mốc 123 triệu đồng/lượng trong phiên sáng, giá vàng miếng chiều 8/5 đã quay đầu giảm về mức 120,5 triệu đồng/lượng, tuy nhiên, một số thương hiệu vàng lớn lại thông báo hết vàng nhẫn để bán.
Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài FDI trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Thông tin này được các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Tài chính – Bất động sản 2025 ngày 8/5.
Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa các giải pháp để phát huy tối đa vai trò, đưa kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" và là "lực lượng tiên phong" của nền kinh tế.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
0