Hỗ trợ thực chất doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh
Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026 - 2030 của TP. Hà Nội sẽ tiếp thu đầy đủ và cụ thể hoá các quan điểm cốt lõi của Nghị quyết 68. Đặc biệt, Hà Nội sẽ rà soát lại toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, cắt giảm ít nhất 30% thời gian, 30% chi phí tuân thủ và loại bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết theo đúng tinh thần Nghị quyết.
Hiện Hà Nội có khoảng 1,5 triệu hộ kinh doanh (chiếm khoảng 30% tổng số hộ kinh doanh trên cả nước). Do đó, cuộc họp tham vấn lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2026 - 2030 cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập mới, TP. Hà Nội cần triển khai các biện pháp đồng bộ, tạo động lực cả về chính sách, tài chính và hỗ trợ kỹ thuật, để khuyến khích hộ kinh doanh, làng nghề chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ông Ngô Minh Toàn - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp cho biết: "Chúng tôi tập trung không chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mà hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp đó, để họ có thể tham gia vào các chuỗi liên kết, quốc tế hóa, đổi mới mô hình kinh doanh, cũng như ưu tiên hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại càng làng nghề".
Trước đó, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tại đề án giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần nâng cao sức bật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với bối cảnh mới sau đại dịch, gia tăng năng lực cạnh tranh và từng bước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế số cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024, Hà Nội đứng thứ 24, nhưng riêng chỉ số thành phần về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đứng thứ 6 cả nước với 8,03 điểm.


Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, từ 1/6 sẽ bắt buộc phải triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, xăng đã bị đánh thuế bảo vệ môi trường, do đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này sẽ dẫn đến tình trạng "thuế chồng thuế" và không công bằng đối với người tiêu dùng.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
Sau nhiều năm dẫn đầu, thị trường Mỹ rớt xuống hạng ba, nhường vị trí nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam cho Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết trong phiên họp Quốc hội sáng nay (9/5), việc sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời siết chặt tình trạng “vốn ảo”, doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn trái phép.
Chỉ dẫn địa lý là công cụ hữu hiệu mang lại giá trị gia tăng, giúp sản phẩm thâm nhập thị trường và phát triển nhanh chóng nhờ chất lượng và uy tín của sản phẩm.
0