Doanh nghiệp chuyển dịch xuất khẩu để ứng phó thuế đối ứng

Để ứng phó với việc Mỹ áp thuế đối ứng ở mức cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng trong đa dạng thị trường, chủ động chuỗi cung ứng, sản xuất cũng như xúc tiến thương mại với các đối tác khác.

Mỹ lâu nay vốn là thị trường lớn nhất của của ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam, chiếm đến 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, trên 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các loại sản phẩm gỗ của Việt Nam đến từ thị trường Mỹ. Như vậy, bất cứ một cái động thái nào từ thị trường Mỹ đều có tác động đến ngành hàng gỗ của Việt Nam.

Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch Hiệp hội kiêm TTK Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ: “Đơn hàng thì đã bắt đầu sụt giảm. Đặc biệt là kể từ ngày 3/4 khi mà Tổng thống Donald Trump quyết định chính sách thuế đối ứng thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã sụt giảm hẳn”.

Không chỉ có ngành gỗ mà các ngành khác, như dệt may, da giày, điện tử cũng bị ảnh hưởng bởi mức thuế cao từ Mỹ. Hiện tại, Việt Nam đã và đang tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Do vậy, việc chuyển dịch sang các thị trường mà Việt Nam đã ký FTA là một trong những giải pháp hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho hay: “Chúng ta phải chuyển dịch sang nhiều thị trường khác, đặc biệt là khi thị trường Mỹ đang có thể sẽ bị thuế đối ứng. Để chuyển dịch sang các thị trường khác thì chúng ta đang ưu tiên với những thị trường mà chúng ta có nhiều tổ chức song phương và đa phương ký kết”.

Với 19 FTA, 60 đối tác là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên, với sự biến đổi liên tục về các quy định xuất khẩu ở các thị trường lớn thì các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cả về chuỗi cung ứng, xuất khẩu. Nhiều chuyên gia cho rằng, lâu nay, vì các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng thị trường, mới chỉ sản xuất gia công, phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng. Do vậy, các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với tình hình liên tục biến động hiện nay trên thế giới.

Ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội cho biết: “Hiện tại, các doanh nghiệp của chúng tôi cũng đang từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng mới chỉ là các doanh nghiệp vendor cấp 2, cấp 3 của các tập đoàn FDI lớn đến từ chính nước Mỹ, đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu đã đầu tư tại Việt Nam".

Thuế đối ứng của Mỹ là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt. Tuy nhiên, trong “nguy” có “cơ”, thách thức này cũng là cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vươn lên trong chuỗi cung ứng và mở rộng tìm kiếm thị trường mới, giảm sự phụ thuộc vào một thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 1,5 năm kể từ ngày đáo hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nhận được tiền gốc và lãi từ lô trái phiếu do CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam phát hành, khiến nhà đầu tư bức xúc.

Gỡ rào cản, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển không chỉ là thúc đẩy một khu vực kinh tế, mà còn là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Theo báo cáo, doanh số của TikTok Shop đã tăng vọt 113,8%, giúp thị phần tăng từ 23% lên 35%, Shopee - sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất (62%) tăng trưởng 29,3%. Ngược lại, Lazada và sàn nội địa Tiki lại chứng kiến mức giảm sâu về doanh số, lần lượt mất 43,5% và 66,6% so với cùng kỳ năm trước.

Từ những mặt hàng thâm dụng sức lao động, chuyển sang hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, suốt 50 năm qua, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang kiên trì trên hành trình đưa hàng hóa "made by Việt Nam" chinh phục toàn cầu.

Nhiều khả năng mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng thêm 1-2% trong thời gian tới, theo giới phân tích.

Đã có hơn 90 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp tính đến ngày 15/4/2025, theo thông báo của HNX.