Thủ đô sẽ phát triển kinh tế từ nền tảng văn hóa

Văn hóa là chính sách trọng tâm, điểm nhấn được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trên tinh thần phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa.

Một trong những điểm được đánh giá cao khi sửa đổi Luật Thủ đô lần này là chỉnh trang đô thị văn minh hiện đại.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập giải pháp để tạo nguồn lực phát triển các di tích văn hóa. Đó là cho phép khu vực tư nhân có thể tham gia liên kết khai thác, bảo tồn, bảo trì các di tích văn hóa.

Một trong những điểm được đánh giá cao khi sửa đổi Luật Thủ đô lần này là chỉnh trang đô thị văn minh hiện đại, nhưng phải gắn với gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, tạo sự phát triển bền vững và thông minh.

Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã xác định, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều cơ chế để Hà Nội phát triển không gian văn hóa, được cho là sẽ giúp Hà Nội giải quyết được bài toán này.

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều cơ chế để Hà Nội phát triển không gian văn hóa.

Trong phát triển công nghiệp văn hóa, vai trò của thành phần tư nhân vô cùng quan trọng. Nhà nước giữ vai trò điều tiết, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng.

Nhiều quy định pháp luật trong thu hút kinh tế tư nhân để phát triển văn hóa được tháo gỡ trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này. Đây là cơ hội, để Hà Nội hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Năm 2023, Hà Nội đón hơn 1,6 triệu lượt khách trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu ngành lưu trú, khoảng 6.012 tỷ, doanh thu du lịch đạt 3.975 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.