Tầm nhìn mới, tư duy mới trong quy hoạch Thủ đô

Bên cạnh xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV cũng sẽ xem xét hai quy hoạch lớn của Hà Nội. Đó là quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh quy hoạch Thủ đô. Bản quy hoạch sau khi hoàn thiện vừa mang tính khái quát, thể hiện những định hướng lớn cho phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới; đồng thời làm rõ nét hơn các không gian phát triển của Thủ đô.

Việc lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển Thủ đô, mà còn là đề xuất các định hướng phát triển mang tính dẫn dắt, lan tỏa cho cả vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước với nhiều mục tiêu thể hiện khát vọng phát triển ở phía trước.

Bên cạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm, quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng; Tổ chức không gian phát triển Thủ đô Hà Nội với 5 trục động lực; Phát triển hạ tầng giao thông kết nối 4 phương thức vận tải và 5 kết nối vùng.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng.

Một trong những điểm được đánh giá cao trong quy hoạch Thủ đô lần này, đó là phát triển đô thị hiện đại gắn với gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, tạo sự phát triển bền vững và thông minh. Từ nhiều năm nay, với Hà Nội, văn hóa và con người luôn được xác định là những nguồn lực đặc biệt, có tiềm năng vô cùng to lớn.

Bản quy hoạch sau khi hoàn thiện thể hiện những định hướng lớn cho phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới.

Bản quy hoạch sau khi hoàn thiện vừa mang tính khái quát, thể hiện những định hướng lớn cho phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới; đồng thời, làm rõ hơn những nội dung cụ thể để Thủ đô Hà Nội thực hiện tốt vai trò cực tăng trưởng, động lực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Và nếu được thông qua, đây sẽ là tiền đề lớn để Hà Nội vươn tầm, đồng nghĩa với việc tăng sức mạnh cho cực tăng trưởng vùng.

Quy hoạch không phải là một sản phẩm mà là một quá trình. Đây là quan điểm được người đứng đầu Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh. Theo đó, khi quy hoạch được thông qua, sẽ gợi mở, định hướng cho thành phố những tầm nhìn mới, tư duy mới. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cùng với Luật Thủ đô (sửa đổi), đó sẽ là những căn cứ quan trọng để thành phố Hà Nội triển khai xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển gắn với việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực trong thời kỳ mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.

Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.