Luật Thủ đô (sửa đổi), để Hà Nội vươn tầm
Cử tri và nhân dân Thủ đô đánh giá, nội dung của Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này mang tính cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài. Mọi người cùng gửi gắm kỳ vọng, mong muốn luật sớm được thông qua, để diện mạo, và đời sống người dân Hà Nội ngày càng được nâng lên. Hình ảnh Hà Nội sẽ đẹp, văn minh, hiện đại hơn trong mắt nhân dân trong nước và quốc tế.

Luật Thủ đô (sửa đổi) với 9 nhóm chính sách lớn, theo hướng thực sự trao cho Hà Nội những cơ chế có tính vượt trội, khả thi, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển xứng tầm. Tư tưởng xuyên suốt trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này là tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội trong việc quyết đáp những vấn đề liên quan tới phát triển đặc thù của Thủ đô.
Là dự án lớn, quan trọng đối với Thủ đô, do vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng. Dự thảo sửa đổi luật được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của đông đảo nhân dân và 19 bộ ngành, 10 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng Thủ đô.
Bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV chia sẻ: "Cử tri và nhân dân Hà Nội kỳ vọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra những cơ chế vượt trội, thuận lợi để Thủ đô phát triển bền vững. Thủ đô phát triển, đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao".
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều điều khoản quy định cụ thể, tạo ra nguồn lực, thẩm quyền để Thủ đô chủ động thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao trong Hiến pháp. Việc có những chính sách đặc thù và sự điều chỉnh phù hợp, cần thiết sẽ giúp Thủ đô khẳng định vị thế, thực hiện tốt sứ mệnh đối với quốc gia, dân tộc. Đó cũng là cơ hội để Hà Nội phát triển vượt bậc, xứng tầm Thủ đô, là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0