Hà Nội thu phí tham quan di tích, bảo tàng

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Theo đó, mức thu phí đối với Bảo tàng Hà Nội 50.000 đồng/lượt/ khách; Hội quán Quảng Đông - 22 Hàng Buồm: 30.000 đồng/lượt/khách; Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây: 30.000 đồng/lượt/khách.

Đối tượng miễn thu phí bao gồm người khuyết tật nặng và trẻ em dưới 16 tuổi. Đối tượng được giảm 50% bao gồm người khuyết tật, người cao tuổi, học sinh, học viên, sinh viên từ 16 tuổi trở lên và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa.

Ngày 23/11 (Ngày Di sản văn hóa Việt Nam) các khu vực này sẽ không thu phí, riêng Bảo tàng Hà Nội miễn phí tham quan vào Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5.

Việc thu phí không chỉ nhằm quản lý hiệu quả nguồn thu từ hoạt động tham quan, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến quan trọng tại Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.

Khu phố cổ Hà Nội lâu nay đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và gìn giữ di sản với các hoạt động đặc biệt. Nhiều ngôi đình trong phố cổ thời gian qua đã được tu bổ, tôn tạo để trở thành không gian kết nối di sản làng nghề và lan tỏa tinh hoa nghề truyền thống.

140 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về chặng đường gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc từ khi thực thi Hiệp định Paris năm 1973 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.

Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.

Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.