Cơ hội hòa bình mong manh của Nga-Ukraine

Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn ba năm qua có thể sắp bước vào một giai đoạn mới, khi hai bên bật đèn xanh cho cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Động thái bất ngờ này thắp lên hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến được coi là nghiêm trọng nhất tại châu Âu, kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, giới quan sát cũng đồng loạt cảnh báo: khoảng cách lập trường giữa hai bên vẫn quá lớn để có thể kỳ vọng vào một đột phá thực chất.

Theo thông báo từ các quan chức Nga và Ukraine, hai bên đã liên lạc với phía trung gian Thổ Nhĩ Kỳ để lên kế hoạch tổ chức đàm phán vào ngày 15/5. Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiện đang có chuyến công du Trung Đông, đã bày tỏ lạc quan về khả năng ông Putin và ông Zelensky sẽ gặp nhau tại Istanbul. Tuy nhiên, đến nay phía Moscow vẫn chưa xác nhận ông Putin có trực tiếp tham dự hay không, danh tính trưởng đoàn đàm phán của Nga cũng chưa được công bố.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay: “Chúng tôi đã sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu ông Putin thực sự muốn ngừng bắn, chứ không phải làm điều đó vì truyền thông, tôi sẵn sàng đạt thỏa thuận với ông ấy”.

Nếu cuộc gặp diễn ra đúng như kỳ vọng, đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Ukraine kể từ tháng 12/2019. Khoảng cách giữa hai bên hiện vẫn rất lớn. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết, các vấn đề Moscow dự kiến đưa ra thảo luận về cơ bản sẽ tương tự những vấn đề mà Nga từng nêu ra trước đây, bao gồm việc công nhận các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát. Trong khi đó, Ukraine khẳng định sẽ không bao giờ chấp nhận việc mất lãnh thổ. Kinh nghiệm từ các vòng đàm phán trước đây, đặc biệt là cuộc gặp tại Istanbul năm 2022, khiến nhiều chuyên gia lo ngại cuộc gặp sắp tới có thể tiếp tục rơi vào bế tắc.

Trong kịch bản lạc quan, nếu các cuộc đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, hoặc ít nhất thiết lập được các kênh đối thoại chính thức, tác động sẽ rất tích cực. Điều này không chỉ giúp giảm căng thẳng tại các mặt trận ở phía Đông và Nam Ukraine, mà còn tạo điều kiện cho viện trợ nhân đạo và khôi phục một phần cơ sở hạ tầng dân sự.

Ngược lại, nếu đàm phán thất bại – đặc biệt nếu một bên rút lui đột ngột hoặc có hành động quân sự ngay sau đó – xung đột có thể trở nên khó kiểm soát và lan rộng. Một thất bại trong đàm phán sẽ làm giảm niềm tin quốc tế vào khả năng hòa giải thông qua đối thoại, có thể khiến các quốc gia trung lập nghiêng về một phía, gia tăng phân cực địa chính trị. Mỹ cũng có thể sẽ giảm vai trò trong các vòng đàm phán sau này và chuyển hướng tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, điều này có thể dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ Nga, thậm chí là gia tăng mức độ leo thang vũ khí trên chiến trường.

Do đó, vòng đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ, nếu diễn ra, sẽ không chỉ là một cơ hội hòa bình mà còn là phép thử ý chí và chiến lược của cả Nga, Ukraine và các cường quốc liên quan. Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa các khối quyền lực, việc thiết lập lại niềm tin vào ngoại giao và đối thoại là nhiệm vụ không dễ dàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn ba năm qua có thể sắp bước vào một giai đoạn mới, khi hai bên bật đèn xanh cho cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Người dân Thái Lan đang được cảnh báo về sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19, sau khi có 6 ca tử vong được ghi nhận trong thời gian gần đây.

Thủ tướng Peru Gustavo Adrianzen ngày 13/5 đã tuyên bố từ chức trước khi ông phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội liên quan đến tình trạng tội phạm gia tăng.

Các cuộc đàm phán sắp tới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa Nga và Ukraine sẽ tập trung vào việc đạt được một thỏa thuận hòa bình bền vững dựa trên thực tế trên thực địa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 cho biết, ông có thể sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thống nhất các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận thương mại giữa hai nước.

Lực lượng Houthi ở Yemen ngày 13/5 tiếp tục phóng 2 quả tên lửa đạn đạo tấn công vào Israel.