Cuộc đua sản xuất robot hình người ở Trung Quốc
Theo ngân hàng Morgan Stanley, Trung Quốc đang đóng góp đa số nhà sản xuất robot hình người trên toàn cầu. Năm 2024, có tới 31 công ty Trung Quốc tung ra 36 mẫu robot khác nhau, so với chỉ 8 mẫu của các công ty Mỹ.
Trong một nhà kho rộng lớn ở vùng ngoại ô Thượng Hải của Trung Quốc, hàng chục robot hình người miệt mài luyện tập những công việc tưởng chừng đơn giản: gấp áo thun, làm bánh sandwich, mở cửa… lặp đi lặp lại suốt 17 giờ mỗi ngày. Đằng sau chuỗi hoạt động đó là một tham vọng không nhỏ: thay đổi căn bản cách con người sống, làm việc và vui chơi. Tại cơ sở của AgiBot, nơi có khoảng 100 robot và 200 nhân sự “bằng xương bằng thịt” tương tác mỗi ngày, lượng dữ liệu huấn luyện thu được là vô cùng quý giá.
Anh Yao Maoqing, Công ty khởi nghiệp AgiBot, Trung Quốc, chia sẻ: "Chúng tôi muốn sử dụng robot thông dụng để tạo ra năng suất không giới hạn. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, trong chính nhà máy sản xuất robot của chúng tôi, những robot này sẽ tự tay lắp ráp đồng loại của mình".
Nếu như trước đây, robot chỉ đơn thuần thực hiện những màn trình diễn ngoạn mục như lộn nhào, chạy marathon hay đá bóng, thì giờ đây, nhờ đột phá trong trí tuệ nhân tạo, chúng bắt đầu trở thành những công nhân có giá trị kinh tế thực sự. Điều này nằm trong chiến lược quốc gia của Bắc Kinh, khi Trung Quốc đối mặt với hàng loạt thách thức như căng thẳng thương mại với Mỹ, tỷ lệ sinh giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Không riêng gì AgiBot, một loạt công ty khác như Unitree, MagicLab hay CASBOT cũng đang tham gia cuộc đua phát triển robot hình người.
Anh Duke Huang, Giám đốc marketing của hãng Unitree, Trung Quốc, cho hay: "Năm nay, chúng tôi đã mở rộng thêm một không gian nhà máy hoàn toàn mới rộng hơn 10.000m². Điều đó cũng là nhờ chính phủ chủ động tìm hiểu về các yêu cầu của chúng tôi và giúp chúng tôi kết nối với các cơ sở sản xuất và văn phòng mới phù hợp".
Trung Quốc hiện đã sản xuất được tới 90% các linh kiện cấu thành robot hình người, một lợi thế vượt trội so với các quốc gia khác. Với hệ thống chuỗi cung ứng tinh gọn, các công ty Trung Quốc có thể nhận nguyên vật liệu chỉ trong vài giờ, giúp rút ngắn thời gian sản xuất đáng kể.
Với hơn 123 triệu người lao động trong ngành sản xuất, Trung Quốc đang đối mặt với nỗi lo lớn về việc robot thay thế con người. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn tin rằng tương lai sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là mất mát.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.
Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.
Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.
Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.
0