Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung: Mới bớt lửa, chưa lụi lửa

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều ca ngợi kết quả cuộc thương thảo và tỏ ra lạc quan về triển vọng của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Những nội dung chủ chốt nhất của thoả thuận là hai bên đều giảm 115% từ mức thuế quan bảo hộ thương mại mà bên này đã áp cho hàng hoá của bên kia, đối với Mỹ từ 145% xuống còn 30%, đối với Trung Quốc từ 125% xuống còn 10% áp dụng trước mắt cho thời gian 90 ngày tới.

Hai bên thiết lập cơ chế tham vấn lẫn nhau mới về thương mại. Trung Quốc dỡ bỏ một số biện pháp chính sách trừng phạt Mỹ áp dụng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức 145% thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Kết quả đàm phán giúp Trung Quốc giống như tất cả những đối tác kinh tế và thương mại khác bị ông Trump áp thuế quan bảo hộ thương mại, nhưng hoãn thực thi trong thời hạn 90 ngày để đàm phán thương mại với Mỹ.

Thỏa thuận này tạm thời ngăn Trung Quốc và Mỹ áp mức thuế quan bảo hộ thương mại cao đối với hàng hoá của nhau, nhưng chưa giải quyết được tận gốc cuộc xung khắc thương mại giữa hai nước và chưa giúp phía Mỹ khắc phục được tình trạng thâm hụt lớn trong cán cân trao đổi thương mại song phương với Trung Quốc. Thỏa thuận chỉ có hiệu lực trong thời gian 90 ngày. Như vậy, buộc cả Mỹ lẫn Trung Quốc phải cùng chạy đua với thời gian để đạt được thoả thuận về định hình lại toàn bộ mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước - điều mà cả hai suốt nhiều năm qua không làm nổi.

Việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thoả thuận thương mại tạm thời trên vẫn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai bên và tác động tích cực đối với chính trị, kinh tế và thương mại thế giới. Mỹ và Trung Quốc làm găng và làm khó nhau đến mấy vẫn có thể thương thảo với nhau và vẫn phải đi vào đàm phán với nhau trước khi quá muộn. Điều này cho thấy hai bên đều ý thức rằng, phải cùng dừng trước giới hạn và không bên nào dám để xảy ra chiến tranh thương mại song phương thực thụ. Ông Trump được lợi khi khiến Trung Quốc phải đi vào đàm phán thương mại với Mỹ, trong khi Trung Quốc đã buộc phía Mỹ phải đối xử Trung Quốc khác so với những đối tác kinh tế và thương mại khác của Mỹ.

Mọi vấn đề trắc trở mang tính nguyên tắc trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có được hướng giải quyết trong thoả thuận vừa đạt được, xung khắc thương mại lại là thành tố của cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa hai bên nên hồi kết không dễ đến sớm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.

Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chuyến công du quan trọng tới ba quốc gia vùng Vịnh: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar từ ngày 10 đến 14/5/2025. Một trong những tuyên bố gây chú ý nhất trong chuyến đi này là quyết định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, quốc gia đã chịu đựng hơn một thập kỷ chiến tranh, xung đột và cấm vận.