Phụ nữ Ấn Độ điều khiển drone, phá bỏ định kiến giới

Việc phụ nữ Ấn Độ tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao như điều khiển drone không chỉ giúp họ có thêm cơ hội nghề nghiệp mà còn góp phần thay đổi những định kiến giới.

Những người phụ nữ như Rupinder Kaur ở bang Punjab, Ấn Độ giờ đây không chỉ rời khỏi công việc nội trợ mà còn trở thành người điều khiển máy bay không người lái nông nghiệp (drone), hỗ trợ nông dân trong việc phun thuốc và bón phân trên cánh đồng.

Khoảng một năm trước, Kaur biết đến chương trình "Namo Drone Didi" của chính phủ Ấn Độ thông qua nhóm hỗ trợ phụ nữ tại địa phương. Chương trình này giúp đào tạo phụ nữ nông thôn trở thành người điều khiển drone được cấp phép. Kể từ đó, cô đã điều khiển những chiếc drone công nghiệp nặng từ 25 kg đến 35 kg trên những cánh đồng rộng lớn.

Cô Rupinder Kaur (người điều khiển drone) chia sẻ: “Việc chúng tôi có thể điều khiển drone là một điều lớn lao. Đây không phải là công việc dễ dàng, đặc biệt với phụ nữ đã quen với cuộc sống nội trợ. Nhưng chúng tôi đang làm được, được xã hội và gia đình tôn trọng và quan trọng hơn, chúng tôi có thu nhập tốt từ công việc này”.

Trung bình, cô Kaur có thể phun thuốc trên diện tích hơn 10 mẫu đất mỗi ngày, với mức thu nhập khoảng 4.500 rupee (52 USD) mỗi công việc.

Không chỉ mang lại cơ hội cho phụ nữ, những chiếc drone còn được nông dân đánh giá cao bởi tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí so với phương pháp truyền thống.

Anh Sanjeev Kumar (nông dân): “Chiếc drone này giúp chúng tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian. Chúng tôi không cần tìm nguồn nước hay thuê nhân công, điều vốn rất khó khăn ở vùng nông thôn. Hơn nữa, nó còn giúp chúng tôi tránh được nguy hiểm từ rắn và bọ cạp”.

Theo kế hoạch, chương trình “Namo Drone Didi” sẽ cung cấp 15.000 drone công nghiệp cho các nhóm hỗ trợ phụ nữ trên toàn Ấn Độ, nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, các công ty công nghệ như Wow Go Green cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp thiết bị cho những người điều khiển drone là nữ. Cô Radhika Goenka, Giám đốc Wow Go Green cho rằng, công nghệ này không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn giúp phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong xã hội.

Cô Radhika Goenka, Giám đốc Wow Go Green chia sẻ: “Chiếc drone đang giúp phụ nữ có được sự tôn trọng trong xã hội, khẳng định rằng họ có thể làm bất cứ điều gì. Họ có thể ở nhà, trong bếp, nhưng cũng có thể ra đồng và kiếm tiền”.

Việc phụ nữ tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao như điều khiển drone không chỉ giúp họ có thêm cơ hội nghề nghiệp mà còn góp phần thay đổi những định kiến cố hữu. Những "người điều khiển drone" như cô Kaur đang chứng minh rằng, phụ nữ có thể đảm nhận nhiều vai trò quan trọng hơn trong cộng đồng, mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.