Drone mặt đất của Nga: Định hình lại chiến tranh

Sự tích hợp chiến thuật của phương tiện không người lái mặt đất và tự động hóa là những lĩnh vực trọng tâm đối với cả lực lượng Nga và Ukraine.

Cuộc chiến ủy nhiệm của NATO chống lại Nga ở Ukraine đã trở thành động lực chính cho những đổi mới, ở cả cấp ngành và cấp cơ sở. Một ví dụ là phương tiện không người lái mặt đất được triển khai khi cần thực hiện các nhiệm vụ trên mặt đất, cụ thể:

Lính Nga tích cực sử dụng phương tiện không người lái mặt đất để mang thuốc nổ trực tiếp đến các vị trí của đối phương.

Phương tiện điều khiển từ xa còn được dùng để rà phá bom mìn ở các khu vực được giải phóng.

Quân đội Nga cũng sử dụng phương tiện không người lái mặt đất để giao đạn và vật tư đến tiền tuyến nơi diễn ra giao tranh.

Các chuyên gia quân sự Nga nhanh chóng quyết định đặt các bệ phóng tên lửa và lựu đạn lên phương tiện không người lái mặt đất để bắn phá xe tăng và xe bọc thép của đối phương.

Phương tiện mặt đất đạn nổ là vũ khí hiệu quả chống lại xe tăng, xe cộ và các vị trí kiên cố của đối phương.

Phương tiện không người lái mặt đất “Kaban” (Lợn Rừng), còn được dùng để vận chuyển những người lính bị thương từ tiền tuyến.

Quân nhân Nga huấn luyện vận hành drone. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Cuộc đột phá của Nga vào công nghệ phương tiện không người lái mặt đất bao gồm các mô hình tinh vi như "Marker" hỗ trợ AI và Zubilo UGV hướng đến hậu cần. Đồng thời, Ukraine cũng đang phát triển năng lực phương tiện không người lái mặt đất, bằng chứng là việc triển khai robot không người lái "Ironclad", được trang bị súng máy để thực hiện các nhiệm vụ tấn công và trinh sát.

Đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Ukraine nhằm tích hợp phương tiện không người lái mặt đất vào các hoạt động tiền tuyến, nâng cao hiệu quả chiến đấu của chúng đồng thời giảm thiểu thương vong về người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 cho biết, ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ sớm kết thúc cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.

Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.

Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.