Thỏa thuận thuế quan Anh - Mỹ vừa đạt được có gì?
Thỏa thuận mang tính “nguyên tắc chung” là bước khởi đầu trong hàng loạt hiệp định giảm thuế mà ông Trump kỳ vọng sẽ đạt được trong những tuần tới, sau khi thực hiện chiến lược áp thuế nhập khẩu mạnh tay, nhằm thu hẹp mức thâm hụt thương mại hàng hóa trị giá 1.200 tỷ USD của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh được hai nhà lãnh đạo công bố trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang chịu áp lực từ các nhà đầu tư để hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan làm đảo lộn hoạt động thương mại toàn cầu, kể từ khi ông nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai.
Theo thỏa thuận này, Mỹ vẫn duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng hóa xuất khẩu của Anh. Bên cạnh đó, thỏa thuận cắt giảm mức thuế đối với ô tô, thép, và mở rộng khiêm tốn quyền tiếp cận thị trường nông sản và thịt bò theo hướng có đi có lại. Bên cạnh đó, hai bên cũng cam kết sẽ tiếp tục hướng tới một thỏa thuận toàn diện hơn trong tương lai, bao gồm lĩnh vực dược phẩm và cắt giảm các mức thuế còn lại. Mỹ cũng cam kết sẽ ưu tiên đối xử với Anh trong bất kỳ quyết định áp thuế nào liên quan đến Điều 232, quy định cho phép Tổng thống Mỹ hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia. Cả hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Anh đều đánh giá đây là “thỏa thuận đột phá”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: "Trong một bước tiến lịch sử, thỏa thuận bao gồm các kế hoạch đưa Vương quốc Anh tiến tới liên kết an ninh kinh tế với Mỹ. Đây là lần đầu tiên có một thỏa thuận như vậy. Chúng ta có một sự đảm bảo an ninh kinh tế và điều đó rất quan trọng vì đây là một đồng minh tuyệt vời".
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho hay: "Chúng ta là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận với Mỹ. Và trong thời đại nhiều bất ổn này, điều đó rất quan trọng. Thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là đảm bảo một nước Anh đổi mới. Và đó là những gì chúng ta sẽ làm, hành động vì lợi ích quốc gia, định hình kỷ nguyên mới này".
Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc phiên giao dịch ngày 8/5 với sắc xanh lan tỏa sau khi thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh được công bố.
Bà Olivia O’Sullivan, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Chatham House, Anh, chia sẻ: "Chúng ta thấy rằng mức thuế 10% mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa Anh vào ngày ông Trump gọi là Ngày Giải phóng vẫn còn hiệu lực. Nhưng ông Starmer đã đảm bảo được việc giảm thuế đối với ô tô và thép và nhôm. Vì vậy, đó là một chiến thắng cho Vương quốc Anh và các ngành công nghiệp đó sẽ được hỗ trợ phần nào nhờ vào các cuộc đàm phán mà chính phủ đã thực hiện".
Một số nhà phân tích nhận định, các nhà đầu tư kỳ vọng rằng thỏa thuận này mở ra triển vọng sẽ có thêm nhiều thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác trong tương lai. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ lại không đồng tình với quan điểm này khi cho rằng không nên coi thỏa thuận giữa Mỹ với Anh là khuôn mẫu cho các cuộc đàm phán khác.
Theo ông Trump, London đã “đạt được một thỏa thuận tốt” và nhiều đối tác thương mại khác có thể phải chịu mức thuế quan cuối cùng cao hơn nhiều do thặng dư thương mại của họ với Mỹ lớn hơn Anh.


Lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế hôm đã gửi lời chúc mừng tới tân Giáo hoàng Leo XIV – Giáo hoàng đầu tiên là người Mỹ sau khi ông được bầu làm người kế nhiệm Giáo hoàng Francis.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, mức thuế quan 145% mà Mỹ đang áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ có khả năng được giảm trong thời gian tới.
Quân đội Ấn Độ ngày 9/5 cáo buộc Pakistan tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và các loại vũ khí khác dọc biên giới phía Tây Ấn Độ, từ đêm ngày 8/5 đến rạng sáng 9/5.
Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump.
Cầu hẻm núi Hoa Giang tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng và sẽ chính thức mở cửa vào tháng 6/2025.
Khoảng 1.000 cặp song sinh từ khắp nơi trên thế giới đã tụ họp tại thành phố Phổ Nhĩ của Trung Quốc để tham dự Lễ diễu hành song sinh quốc tế Mặc Giang lần thứ 19.
0