Mỹ, Nga và Trung Quốc với xung đột Ấn Độ - Pakistan
Vụ tấn công khủng bố ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý đã nhanh chóng diễn biến với sự gia tăng mạnh mẽ mức độ ác liệt, trở thành cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Ấn Độ và Pakistan, đẩy hai nước láng giềng của nhau đến bên bờ vực của một lần chiến tranh mới.
Kể từ khi lập quốc đến nay, Ấn Độ và Pakistan đã nhiều lần chiến tranh với nhau và xảy ra nhiều lần đụng độ vũ trang nhưng chưa khi nào dữ dội và sử dụng tên lửa để tấn công nhau như trong những ngày vừa qua.
Cả hai nước được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân nên không có gì là khó hiểu khi trên thế giới luôn có lo ngại sâu sắc về khả năng Ấn Độ và Pakistan xô đẩy nhau đến chỗ sử dụng cả vũ khí hạt nhân nhằm vào nhau. Tuy nhiên, lý trí ở cả hai phía cho đến nay vẫn sẽ vẫn đủ tỉnh táo và mạnh mẽ để chế ngự tình cảm nên sẽ không có chuyện bên này hay bên kia sử dụng đến cả vũ khí hạt nhân nhằm vào nhau.
Dù vậy, hiện tại trên thực địa, hai bên đã cùng nhau leo thang đối địch và căng thẳng đến mức bên nào cũng đều khó có thể chủ động tự lùi. Ấn Độ đã không kích vào rất sâu trong lãnh thổ vùng Kashmir do Pakistan quản lý nên chắc chắn phía Pakistan sẽ ăn miếng trả miếng chứ không chỉ đơn thuần có đối trả không quân và tên lửa của Ấn Độ. Vì nhu cầu đối nội mà cả Ấn Độ và Pakistan hiện gần như đều không thể để bị coi là yếu thế hay thất thế trong mọi chuyện liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở vùng Kashmir.
Bên trong sẽ còn tiếp tục leo thang như thế, nhưng Mỹ, Nga và Trung Quốc là những đối tác được coi là rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng nhất của Ấn Độ và Pakistan đều chỉ ở ngoài chờ, chờ Ấn Độ và Pakistan tự kiềm chế và giảm giao tranh, chờ cơ hội để tác động trung gian hoà giải.
Mỹ, Nga và Trung Quốc đều có nhiều năng lực thực tế nhất để đóng vai trò trung gian hoà giải giữa Ấn Độ và Pakistan. Cả ba đều có quan hệ suôn sẻ với Ấn Độ và Pakistan: Mỹ duy trì cân bằng tương đối giữa Ấn Độ và Pakistan; Trung Quốc có quan hệ với Pakistan gắn bó hơn với Ấn Độ, trong khi Nga ngược lại.
Cả ba nước hiện đều ứng xử khá giống nhau, đều tỏ ra rất quan ngại và kêu gọi Ấn Độ và Pakistan cùng kiềm chế, đi vào thương thảo ngoại giao để chấm dứt xung khắc. Cả ba đều chưa dám đảm trách vai trò trung gian hoà giải giữa Ấn Độ và Pakistan vì đều ý thức được rằng, tự nhận vai trò trung gian hoà giải thì dễ nhưng đảm trách vai trò này thành công thì khó. Thời điểm hiện tại chưa chín muồi cho việc trung gian hoà giải, vì cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều còn cần việc leo thang đối địch để trang trải nhu cầu đối nội và việc trung gian hoà giải giữa Ấn Độ và Pakistan đều không phải là ưu tiên hành động đối ngoại hàng đầu của họ.


Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng diễn ra hùng tráng và trang nghiêm tại Quảng trường Đỏ, Moscow (Nga).
Chiều ngày 9/5 (giờ Việt Nam), quân đội Nga đã đưa vào diễu hành hàng loạt phương tiện chiến đấu hạng nặng trong lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng. Điển hình là xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25, BMP-1AM, BMP-2M và BMP-3, xe tăng chủ lực T-72B3M, T-80BVM và T-90M...
Màn "vẽ cờ" của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga với máy bay Su-25 trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ hôm nay (9/5) đã tạo nhiều ấn tượng. Lá quốc kỳ Nga hiện lên nổi bật trên nền trời xanh, dưới sự chứng kiến của nhiều nguyên thủ quốc gia và hàng ngàn người dân Nga.
Tiếng chuông điện Kremlin đã ngân lên, mở màn lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng vào lúc 10 giờ ngày 9/5 (14 giờ ngày 9/5, giờ Việt Nam) tại Quảng trường Đỏ, Moscow, Liên bang Nga.
Hôm nay, Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 đã bắt đầu diễn ra trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Nga. Tổng thống Putin đã chúc mừng những người tham gia diễu hành và cựu chiến binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov đứng trên xe tiến vào Quảng trường Đỏ, chủ trì buổi lễ duyệt binh. Ông đóng vai trò kiểm tra đoàn duyệt binh và tiếp nhận báo cáo từ chỉ huy duyệt binh, Tư lệnh lục quân Nga Oleg Salyukov.
0