Nhiều đổi mới, sáng tạo trong mùa lễ hội ở Hà Nội
Các lễ hội làng 5 năm tổ chức rước một lần, hay lễ hội truyền thống theo tục xưa đều được tổ chức trang trọng, tiết kiệm theo tinh thần xây dựng đời sống văn hoá mới, đồng thời thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết cộng đồng, nhân dân cùng chung tay gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá của địa phương. Công tác kiểm tra, quản lý hoạt động lễ hội tiếp tục được thành phố chú trọng để có một mùa lễ hội văn minh.
Tại lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, lần đầu tiên quận Đống Đa tổ chức khai hội vào buổi tối với chương trình nghệ thuật bán thực cảnh có sử dụng công nghệ chiếu sáng 3D kể lại lịch sử một cách hiện đại và hấp dẫn.
Năm nay, tại Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), công tác quản lý, tổ chức lễ hội được cải tiến, tạo thuận lợi và an toàn cho du khách, từ việc tích hợp các loại vé, phí tham quan, đến việc mỗi lái đò có một mã QR để quản lý xuất bến, trên mỗi đò sẽ có mã QR tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách.
PGS. TS Phạm Lan Oanh, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết: “Trong không khí xây dựng đời sống văn hóa mới, người dân rất hồ hởi theo tinh thần là hướng về cội nguồn và củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Đây cũng là một nét văn hóa đẹp của làng quê Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và nó thể hiện không khí của mùa xuân cũng như lòng người hồ hởi hướng tới một năm mới an khang thịnh vượng".
Những đổi mới, sáng tạo cùng việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số đã đem đến một mùa lễ hội an toàn, văn minh với những trải nghiệm mới mẻ cho du khách, đồng thời góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa của Hà Nội.
Thạch đen sương sáo đã trở thành món quà vặt dân dã gắn liền với ký ức của người Hà Nội. Được làm từ lá sương sáo - một loại thảo mộc lành tính, món ăn này mang vị thanh mát, mềm mịn, giúp giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Chả cá Hà Nội – món ăn thơm lừng trên chảo nóng kích thích mọi giác quan. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là minh chứng cho sự tinh tế, cầu kỳ của người đầu bếp.
Với hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc, nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến (Chàng Sơn, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển tinh hoa nghề mộc và kỹ thuật làm nhà gỗ truyền thống của quê hương.
Phở là đặc sản của người dân Hà Nội và là món ăn nước đặc trưng trong nền ẩm thực Việt. Song hành với phở nước là món phở xào. Một quán ăn đường phố xuất hiện từ năm 1998 nổi danh nhờ món phở xào với sợi phở xào khô ráo, bắp bò giòn và săn chắc, từ đó tạo nên thương hiệu phở xào Hàng Buồm.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
0