Mục tiêu mới của Mỹ trong cuộc xung đột Ukraine
Tuyên bố trên được đưa ra sau các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với hai người đồng cấp Nga và Ukraine.
Trong một tuyên bố sau cuộc gọi kéo dài một giờ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt khẳng định rằng, Washington đang tập trung vào mục tiêu mới là đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, theo bà Leavitt, điều đó không có nghĩa là thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine về việc phát triển tài nguyên khoáng sản của Ukraine đã bị loại bỏ.
Tuyên bố của Nhà Trắng được đưa ra sau khi Tổng thống Trump có các cuộc điện đàm với lãnh đạo Nga và Ukraine trong các ngày 18/3 và 19/3. Kết quả, cả Nga và Ukraine đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn tạm thời kéo dài 30 ngày nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.
Trước đó, sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, thỏa thuận hợp tác khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine đã được ấn định ký kết vào ngày 28/2. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị phá sản sau cuộc tranh cãi công khai giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo một số nguồn tin, thỏa thuận này sẽ thành lập một quỹ mà Ukraine sẽ đóng góp 50% số tiền thu được trong tương lai từ việc bán các nguồn tài nguyên khoáng sản do nhà nước sở hữu, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và cơ sở hạ tầng hậu cần.
Mỹ được cho là đã đưa ra ba đề xuất về thỏa thuận khoáng sản, nhưng phía Ukraine đã từ chối hai đề xuất đầu tiên vì chúng không bao gồm các thỏa thuận an ninh, ngay cả khi Washington tăng cường áp lực. Phiên bản thứ ba cũng không có cam kết an ninh cụ thể nhưng có một dòng ghi rằng quỹ "sẽ được tái đầu tư ít nhất hàng năm vào Ukraine để thúc đẩy sự an toàn, an ninh và thịnh vượng của Ukraine".
Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.
Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.
Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga ủng hộ việc thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi Moscow xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan đến cuộc chiến này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết.
0