Hỗ trợ kinh phí đối với sinh viên sư phạm

Chính phủ đã ban hành Nghị định 60 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116, qua đó khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, Nghị định 60 điều chỉnh quy định phương thức hỗ trợ kinh phí cho sinh viên sư phạm, trong đó nhà nước thực hiện hỗ trợ sinh viên sư phạm bằng hình thức giao dự toán theo phân cấp ngân sách. Trường hợp địa phương có nhu cầu nguồn giáo viên cần thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng thì thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc, hoặc đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên.

Với quy định này, các cơ sở đào tạo sinh viên sư phạm và sinh viên sư phạm sẽ được cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ hơn, góp phần tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm yên tâm học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định 60 được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp quản lý hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện chính sách theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội, được cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho từng thời kỳ.

Đồng thời, Nghị định số 60 cũng bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp, theo đó “Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ năm học 2021 - 2022 đến hết năm học 2024 - 2025 theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội, được cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho từng thời kỳ”.

Quy định này sẽ khắc phục tình trạng một số địa phương không cân đối được ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, đồng thời đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.

Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.

Áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp đối với học sinh, phụ huynh là có, nhưng cách đối diện và vượt qua áp lực hiện nay đã thay đổi.

Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.

Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.