Ecuador hứng chịu hạn hán tồi tệ nhất trong 61 năm

Phủ Tổng thống Ecuador thông báo rằng nước này đang đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 61 năm và 12/24 tỉnh của quốc gia này phải thực hiện cắt điện bắt đầu từ ngày 22/9 (theo giờ địa phương).

Tuyên bố từ Phủ Tổng thống Ecuador cho biết ban đầu nước này dự kiến ​​thực hiện cắt điện toàn quốc 8 tiếng mỗi đêm từ ngày 23 đến ngày 26. Tuy nhiên, sau khi tiến hành đánh giá kỹ thuật tình hình ở từng tỉnh vào ngày 21/9, chính phủ Ecuador quyết định cắt điện từ 8h đến 22h bắt đầu từ ngày 22 tại 12 tỉnh để "bảo vệ tài nguyên nước". Chính phủ Ecuador sẽ công bố các biện pháp bổ sung cần thiết sau khi có kết quả đánh giá tiếp theo.

Do ảnh hưởng của hạn hán, một dòng suối nhỏ chảy vào sông Paute đã cạn trơ đáy. Nguồn: Reuters

Theo các nhà khí hậu học, đợt hạn hán tại Ecuador có mức độ nghiêm trọng “tồi tệ nhất trong suốt 61 năm qua”. Các biện pháp trước mắt hướng tới mục đích “bảo vệ tài nguyên nước”.

Ông Ines Manzano, Bộ trưởng Môi trường Ecuador, cho biết: “Hiện cả nước Ecuado có tới 19 tỉnh đang thiếu nước trầm trọng, kèm theo đó là hiện tượng cháy rừng và các vấn đề khác liên quan đến an ninh lương thực. Do đó, tất cả người dân phải tuân thủ và chấp nhận việc mất điện tạm thời”.

Bên cạnh đó, để đối phó với cuộc khủng hoảng, Chính phủ quốc gia Nam Mỹ này đưa ra một số biện pháp cụ thể khác, bao gồm kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy phát điện trên đất liền, đưa vào sử dụng tàu chạy bằng năng lượng thay thế… Trong thời gian mất điện, khoảng 46.000 cảnh sát sẽ được huy động để tăng cường tuần tra tại các khu vực có nguy cơ cao.

Theo các nhà chức trách, Ecuador hiện cần thêm 1 gigawatt điện để đáp ứng nhu cầu quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.