Đức không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm một căn cứ quân sự ở miền Bắc. Tại đây ông tuyên bố Đức sẽ không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Vào giữa tháng 8, cổ phiếu quốc phòng châu Âu đã giảm xuống sau khi báo chí đưa tin Bộ Tài chính Đức sẽ không chấp thuận các đơn xin hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine do hạn chế về ngân sách. Một người phát ngôn của chính phủ Đức sau đó khẳng định tin tức đó là "không chính xác" và nhắc lại sự hỗ trợ của Berlin cho Ukraine sẽ tiếp tục "chừng nào còn cần thiết".

Đức đã tài trợ một số hệ thống tên lửa tầm trung IRIS-T SLM cho Ukraine và vũ khí này chủ yếu được sử dụng để bảo vệ Kiev khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Cho đến nay, Đức đã cung cấp 4 trong tổng số 12 đơn vị IRIS-T SLM đã cam kết cho Kiev, với hai hệ thống nữa sẽ được chuyển đến vào cuối năm nay.

Cho đến nay, Đức đã cung cấp 4 trong tổng số 12 đơn vị IRIS-T SLM đã cam kết cho Kiev.
Cho đến nay, Đức đã cung cấp 4 trong tổng số 12 đơn vị IRIS-T SLM đã cam kết cho Kiev.

Thủ tướng Scholz cho biết: "Tại Ukraine, IRIS-T đã bắn hạ hơn 250 tên lửa, máy bay không người lái và tên lửa hành trình, với tỷ lệ trúng đích ấn tượng là 95% hoặc thậm chí cao hơn". Với tầm bắn khoảng 40 km (25 dặm) và tầm nhìn 360 độ, hệ thống do nhà sản xuất vũ khí Đức Diehl chế tạo, tên lửa này đã được sử dụng để bắn hạ tên lửa hành trình và cả máy bay của Nga, bao gồm cả máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.

Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga ủng hộ việc thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi Moscow xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan đến cuộc chiến này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết.