Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Diễn đàn năm nay có chủ đề "Các chi nhánh quốc tế: Cách tiếp cận mới cho các tổ chức giáo dục đại học đa quốc gia ở các nước đang phát triển". Hai diễn giả chính đến từ Đại học Massey (New Zealand) và Đại học RMIT Việt Nam đã chia sẻ cách tiếp cận, bài học từ việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia; cũng như kinh nghiệm cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam.

Việc thiết lập các chi nhánh quốc tế được khẳng định đóng vai trò quan trọng trong quốc tế hoá giáo dục, cung cấp giáo dục đại học chất lượng cao, mang lại cơ hội cho người học. Tuy nhiên, việc thành lập các chi nhánh này không hề dễ dàng. Thông thường một trường Đại học có uy tín trên thế giới khi thiết lập các chi nhánh tại một quốc gia khác sẽ có 3 giai đoạn: tiếp cận với các trường đại học ở địa phương; xây dựng hoàn thiện hơn hệ sinh thái giáo dục tại các trường Đại học địa phương và giai đoạn thứ 3 là thiết lập các chi nhánh, hoạt động độc lập.

Nhiều ý kiến đã khẳng định các trường đại học của Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội ở bước 1 và bước 2. Những hướng đi triển vọng cho việc xây dựng các chi nhánh quốc tế ở các nước đang phát triển cũng đã được chia sẻ.

Diễn đàn Quốc tế hoá giáo dục Đại học là sáng kiến của Trường Đại học Ngoại thương, được tổ chức thường niên với mục tiêu tạo ra một Diễn đàn nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các mô hình đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" đã và đang trở thành những hành động cụ thể, thiết thực, chạm đến từng lớp học, từng giáo viên, từng học sinh.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, với điểm nhấn là dự kiến loại bỏ nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc từng áp dụng suốt hàng chục năm qua.

Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.

Dự kiến, học sinh phạm lỗi sẽ chỉ nhận hình thức kỷ luật cao nhất là viết bản kiểm điểm, bỏ các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường và đuổi học.

Tại các đảng bộ trường đại học, cao đẳng trực thuộc Đảng bộ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, công tác xây dựng Đảng ngày càng được nâng cao; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị ngày càng được thực hiện hiệu quả.

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.