Dịch Covid-19: Châu Phi sẽ nhận được khoảng 90 triệu liều vắcxin trong tháng Hai

Sự xuất hiện của vắcxin sẽ đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ ngăn chặn đại dịch COVID-19 tại châu lục này.
Trong một tuyên bố đưa ra tại Nairobi (Kenya), bà Moeti khẳng định châu Phi đã chứng kiến các khu vực khác trên thế giới bắt đầu chiến dịch tiêm chủng COVID-19 từ lâu. Việc triển khai vắcxin nói trên là bước tiến đầu tiên để đảm bảo châu lục này được tiếp cận vắcxin một cách công bằng.
Ngày 30/1 vừa qua, COVAX đã thông báo cho các nước châu Phi về kế hoạch vận chuyển lô vắcxin COVID-19 đầu tiên, mở đầu cho đợt tiêm chủng hàng loạt lớn nhất từ trước đến nay ở châu lục.
Lô vắcxin đầu tiên sẽ gồm sản phẩm AZD1222 của tập đoàn AstraZeneca và Đại học Oxford. Tuy nhiên, loại vắcxin này phải được WHO và cơ quan quản lý của các quốc gia châu Phi đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp sau khi vượt qua các ngưỡng về hiệu quả và an toàn.
Khoảng 90 triệu liều vắcxin đầu tiên sẽ cho phép các nước châu Phi, trong nửa đầu năm 2021, tiêm chủng cho khoảng 3% dân số thuộc diện có nguy cơ nhiễm COVID-19 ở mức cao, bao gồm nhân viên y tế, người cao tuổi và người mắc bệnh nan y.
Để thực hiện kế hoạch tiêm chủng cho ít nhất 20% dân số, châu Phi cần phải nhận được khoảng 600 triệu liều vắcxin vào cuối năm 2021.
Bà Moeti kêu gọi các nước châu Phi cần sẵn sàng và chủ động hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng vắcxin COVID-19 cấp quốc gia. Các quy trình quản lý, hệ thống bảo quản lạnh và việc phân phối cần phải được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo vắcxin được vận chuyển an toàn từ các cảng nhập đến nơi sử dụng./.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn ba năm qua có thể sắp bước vào một giai đoạn mới, khi hai bên bật đèn xanh cho cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân Thái Lan đang được cảnh báo về sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19, sau khi có 6 ca tử vong được ghi nhận trong thời gian gần đây.
Thủ tướng Peru Gustavo Adrianzen ngày 13/5 đã tuyên bố từ chức trước khi ông phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội liên quan đến tình trạng tội phạm gia tăng.
Các cuộc đàm phán sắp tới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa Nga và Ukraine sẽ tập trung vào việc đạt được một thỏa thuận hòa bình bền vững dựa trên thực tế trên thực địa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 cho biết, ông có thể sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thống nhất các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận thương mại giữa hai nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các công ty phương Tây có thể quay trở lại Nga nếu điều đó có lợi cho Moscow tại Đại hội lần thứ 20 của Tổ chức Business Russia diễn ra ngày 13/5.
0