Để du lịch “cất cánh”: Đầu tư nhân lực số là yếu tố “then chốt”
Hoặc chuyển đổi số, hoặc không tồn tại
Ngày 18/5, Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh - Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững do Tạp chí DĐDN cùng Tổng cục Du lịch tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Tại sự kiện, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI khẳng định: Đại dịch COVID-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn nhưng cũng là cuộc thanh lọc chưa từng có. Trước đây, việc chuyển đổi số trong du lịch vẫn chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp có tiềm lực thì đại dịch Covid -19 bắt buộc doanh nghiệp phải lựa chọn chuyển đổi số hoặc không tồn tại.
Thực tế, trên thế giới, ngành du lịch đã và đang tiến hành chuyển đổi số, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế số. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và du lịch đã đem lại nhiều tiện ích cho ngành du lịch cũng như du khách, hướng tới một ngành kinh tế thông minh.
Ông Bùi Văn Mạnh – Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho hay, ngành du lịch Ninh Bình cũng đang triển khai chuyển đổi số trong toàn ngành. Tuy nhiên, từ thực tế ở Ninh Bình, ông nhận thấy còn rất nhiều khó khăn và đặt ra yêu cầu cấp thiết cần giải pháp để giải quyết. “Mỗi địa phương có tới mấy nghìn doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái số, kinh doanh số thì cần phải có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển này” – ông nói. Hơn nữa, 3/4 các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ khi chuyển đổi số sẽ gặp nhiều khó khăn, và điều này cần sự chuyển đổi từ Trung ương, Tổng cục Du lịch, địa phương thì mới có thể theo kịp được" - ông Mạnh nói.

Đầu tư cho nhân lực số
Tại diễn đàn, các chuyên gia đều cho rằng, để du lịch “cất cánh” thì yếu tố then chốt là phải có nguồn nhân lực chất lượng. Bà Đỗ Hồng Xoan – Chủ tịch Hiệp hội khách sạn Việt Nam cho biết, ngành du lịch có khoảng 2 triệu lao động sau 2 năm đại dịch, nhân lực trong ngành du lịch hao hụt do họ bỏ nghề, dịch chuyển lao động.
Để cập đến vấn đề nhân lực số, bà Xoan cho rằng, tại các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, họ đã thực hiện chuyển đổi số từ lâu, và đã trở thành chuyên môn hóa của tất cả các doanh nghiệp, trở thành những quy trình, thói quen, chỉ cần ngồi một chỗ có thể làm việc với tất cả toàn thế giới từ đặt phòng, đặt tour, tìm hiểu về điểm đến... ngay cả khi chưa tới đó.
Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiều khách sạn quản lý vẫn mang tính “gia đình”, các bộ phận như booking, khâu dịch vụ chăm sóc… vẫn mang tính thủ công nên khách hàng chưa có trải nghiệm trọn vẹn. Vì thế, đã đến lúc, không thể kinh doanh theo lối truyền thống nữa.
“Các khách sạn Top 10 chuyển đổi số rất tốt, như Marriot, Melia, Intencontenal… Những cơ sở lưu trú này có hệ thống Booking phòng chuyên nghiệp từ nước ngoài, sau đó khách sạn chỉ đón những khách cao cấp. Khách Việt Nam chỉ đạt khoảng 3-5% tổng lượng khách đến lưu trú ở các khách sạn này. Ở các trung tâm du lịch, từ trước năm 2019, những booking đến các khách sạn 4-5 sao lúc nào cũng đạt trên 95% lượng phòng” – bà Xoan dẫn chứng.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bà Trịnh Thị Thu Hà- Hiệu trưởng Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội cho biết, hiện có khoảng 284 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và mỗi năm đào tạo trên 20 ngàn lao động cho ngành du lịch. Nếu chúng ta làm tốt ngay từ đầu thì đây sẽ là lực lượng lao động tốt, có kỹ năng cho các doanh nghiệp du lịch, kể cả du lịch nhỏ và vừa.
“Nhà trường đã có hẳn chuyên ngành thương mại điện tử, đào tạo rất tốt nhưng khi chuyển sang số du lịch thì vẫn còn loay hoay. Do đó, cần phải có sự bắt tay cơ quan quản lý nhà nước, các cơ đào tạo du lịch, doanh nghiệp triển khai xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch” - bà Hà đề xuất.


Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu để hoán đổi công nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tương đương hơn 340 tỷ đồng theo mệnh giá.
VPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 5%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong quý II-III/2025.
Giá vàng thế giới ngày 28/4 đã rơi thẳng đứng, giảm hơn 50 USD về mức 3.280 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng hạ nhiệt, xuống dưới 120 triệu đồng/lượng.
Chính phủ đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến trong năm nay.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến hết ngày 15/4 đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước.
Sự biến động mạnh mẽ của vàng khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi lo lắng và đặt ra câu hỏi: liệu đây có còn là kênh trú ẩn an toàn?
0