Doanh nghiệp bán lẻ kích cầu tiêu dùng dịp lễ
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu sức ép từ nguy cơ bị Mỹ áp thuế quan đối ứng và bất ổn địa chính trị có thể phá vỡ chuỗi cung ứng, tiêu dùng nội địa tiếp tục được xem là “bệ phóng” quan trọng để đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trở thành “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng nhằm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường 100 triệu dân.
Từ mấy ngày nay, nhiều hệ thống siêu thị lớn đã đồng loạt tung ra nhiều hoạt động quảng bá cùng chương trình giảm giá từ 20% đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Siêu thị GO! Thăng Long cho biết: "Chuẩn bị cho đại lễ 30/4, chúng tôi có chương trình lễ hội rau củ quả, kết hợp với các nhãn hàng và các nhà cung cấp để tạo ra một chợ nông sản, không những quảng bá và kích cầu tiêu dùng mà còn mong muốn mang đến cho khách hàng không gian mua sắm thật nhiều trải nghiệm. Ngoài ra chúng tôi đã và đang áp dụng chương trình giữ giá với 2.000 sản phẩm, giá luôn luôn rẻ hơn, chợ sớm giảm sung,... Đặc biệt thứ 7, Chủ nhật chúng tôi có chương trình giảm giá sốc, siêu sốc”.
Không chỉ ngành hàng tiêu dùng, các thương hiệu điện máy lớn cũng nhanh chóng nhập cuộc đua kích cầu, tung ra loạt chương trình ưu đãi sâu cho nhóm sản phẩm điện tử, gia dụng phục vụ mùa hè.
Với kỳ vọng doanh số dịp lễ có thể tăng gấp 2-3 lần so với cuối tuần thông thường, nhiều doanh nghiệp không chỉ đẩy mạnh bán hàng trực tiếp tại cửa hàng mà còn đẩy mạnh livestream vào các khung giờ vàng - buổi tối và giờ nghỉ trưa để gia tăng sức mua.
Ngành Công Thương cũng đã vào cuộc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tiêu dùng nội địa trong dịp cao điểm mua sắm này.
Ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: “Thực hiện kế hoạch hàng năm của UBND TP. Hà Nội, ngành Công Thương cũng triển khai các hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa. Trong dịp 30-04 01-05 năm nay, Sở Công Thương sẽ tổ chức các chương trình trong kế hoạch đã được phê duyệt. Trong đó, phối hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các đơn vị bán lẻ lớn trên địa bàn thành phố tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung; mở rộng các đối tượng khuyến mại cũng như tăng mức khuyến mại đối với các hàng hóa có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp lễ”.
Theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, trong Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt hơn 1.700 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,8% tổng mức.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 với loạt chương trình kích cầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo thêm lực đẩy cho đà phục hồi của tiêu dùng nội địa Quý II.


Thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch 21-25/4 với sắc xanh tích cực: VN-Index tăng 10,11 điểm, lên 1.229,23 điểm; dòng tiền vẫn duy trì ổn định với thanh khoản vượt trung bình 20 tuần.
Chứng khoán Mỹ và châu Á vào phiên 25/4 tăng điểm nhờ lực đẩy từ phố Wall và kỳ vọng về tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và một số đối tác kinh tế quan trọng.
Giá vàng trong nước hạ nhiệt chậm, đẩy chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới lên tới 17,7 triệu đồng/lượng.
Chính phủ Nhật Bản mới đây đã công bố một gói các biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm ứng phó những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan cao hơn của Mỹ.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng hơn 25%; tỷ trọng thương mại điện tử chiếm trên 9% tổng doanh thu bán lẻ.
Thương hiệu vàng miếng SJC trong nước sáng 26/4 không có biến động, trong khi đó vàng nhẫn tiếp tục tăng thêm 500.000 đồng theo đà tăng của giá vàng thế giới.
0