Thương mại điện tử Việt Nam cán mốc 22 tỷ USD
Việc quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 22 tỷ USD được xem là bước tiến mạnh mẽ, khẳng định vai trò trung tâm của thương mại điện tử trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Dù vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, thị trường đang đối mặt với không ít thách thức: tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát gia tăng, rủi ro địa chính trị và chính sách thương mại thay đổi liên tục. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp thương mại điện tử cần nhanh nhạy nắm bắt xu hướng mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
AI đang giúp cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu vận hành, phân tích dữ liệu và dự báo xu hướng tiêu dùng - yếu tố then chốt để gia tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc ứng dụng còn chưa đồng đều do hạn chế về nhận thức và công cụ phù hợp. Doanh nghiệp cần chủ động chuyển mình nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.


Các doanh nghiệp Đức nhận thấy cả cơ hội lẫn rủi ro khi đầu tư tại Việt Nam. Họ vừa phải đối mặt với những thách thức nội địa, vừa hưởng lợi từ vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thị trường chứng khoán trong phiên sáng 25/4 có dấu hiệu bán mạnh tới phiên chiều, bên mua dần quay lại giúp chỉ số đóng cửa trong sắc xanh.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng tiếp tục tăng kịch trần dù NHNN đã nâng tỷ giá trung tâm thêm 20 đồng vào hôm nay 25/4.
Hệ thống công nghệ thông tin mới KRX sẽ được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM HOSE vận hành chính thức từ ngày 5/5.
Khoảng 92% người Việt sử dụng các tính năng AI trên sàn thương mại điện tử ít nhất 1 lần/tuần và 88% người được khảo sát ở ASEAN đưa ra quyết định mua hàng dựa trên gợi ý của AI, theo các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 (VOBF 2025) tổ chức tại Hà Nội.
Một trong những điểm nhấn mới trong chiến lược của Novaland là mở rộng phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình.
0