Chiều nay (8/8), bắt đầu xét nghiệm theo phương pháp RT-PCR cho 70.000 người Hà Nội từ Đà Nẵng trở về từ 15/7
Thông tin trên được GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ tại buổi làm việc sáng nay (8/8) với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Theo đó, tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng đánh giá cao những động thái khẩn trương, quyết liệt của Hà Nội trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Quyền Bộ trưởng khẳng định Trung ương đặt niềm tin lớn vào Hà Nội về kiểm soát dịch bệnh. Ông khẳng định, với Hà Nội, xét nghiệm là điểm mấu chốt quan trọng trong kiểm soát dịch. Chỉ có xét nghiệm mới phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, khoanh vùng, dập tắt ổ dịch.
Ngay khi bắt đầu cuộc chiến chống dịch COVID-19 giai đoạn này, BCĐ Quốc gia, Bộ Y tế luôn xác định Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao. Đó là bởi, Hà Nội có nhiều người (gần 100.000) trở về từ Đà Nẵng. Rêng từ 15/7 đến nay là hơn 75.000 người. "Chúng tôi coi Đà Nẵng là vùng dịch, tâm dịch nên những người về từ Đà Nẵng đều có nguy cơ lây nhiễm nhất định" - GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay và nhấn mạnh phải tiến hành thật nhanh việc lấy mẫu, xét nghiệm Realtime (RT-PCR).

Theo đó, Bộ Y tế đã thảo luận, giao 4 đơn vị chính sẽ tiến hành xét nghiệm cho khoảng 70.000 người Hà Nội trở về từ Đà Nẵng theo phương pháp rRT-PCR. Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai đảm nhiệm 40.000 mẫu; Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mỗi đơn vị 10.000 mẫu.
"Ngay chiều nay, gửi mẫu về cho các cơ quan này" – Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh và cho hay, Trung ương sẽ làm rất nhanh nhưng tốc độ lấy mẫu và điều phối mẫu cho các đơn vị thì đề nghị TP giao Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ.
"Kỹ thuật này, Bộ Y tế hỗ trợ toàn bộ cho thành phố Hà Nội" – Quyền bộ trưởng khẳng định. Như kiến nghị của các nhà chuyên môn, các chuyên gia, ngành Y tế sẽ tiến hành xét nghiệm Elisa để biết trong cơ thể người đó có miễn dịch hay không.
"Chúng tôi kiến nghị Hà Nội lấy mẫu máu cho tất cả người đi về từ Đà Nẵng từ 7-15/7 khoảng 22.000 mẫu. Việc này Trung ương cũng đảm nhận cho Hà Nội" – Quyền Bộ trưởng thông tin. Về xét nghiệm Elisa, Việt Nam là một trong 5 quốc gia phát triển được test kit này, có độ đặc hiệu, độ nhạy chính xác rất cao.
"Trước mắt, việc xét nghiệm RT-PCR phải làm thật nhanh. Nếu Hà Nội lấy mẫu trong 3 ngày thì Trung ương cũng đảm bảo làm xét nghiệm trong 3 ngày", Quyền Bộ trưởng khẳng định.
Quyền Bộ trưởng yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng với BHXH khám chữa bệnh BHYT, đều phải thực hiện việc lấy mẫu hoặc xét nghiệm để đảm bảo không có lây nhiễm trong cơ sở y tế. Cơ sở nào có khả năng, năng lực xét nghiệm thì tự làm xét nghiệm, nếu không có thì lấy mẫu rồi gửi về cho đơn vị có năng lực. Việc xét nghiệm được thanh toán qua BHYT.
Hiện nay, chúng ta có khoảng 120 cơ sở xét nghiệm trên toàn quốc, nhưng sắp tới, chúng ta có thể nâng lên có khoảng 2.000 cơ sở đủ khả năng xét nghiệm, sàng lọc bệnh nhân COVID-19.
Về điều trị, theo Quyền Bộ trưởng, Bộ Y tế sẵn sàng tiếp nhận điều trị tất cả bệnh nhân cho Hà Nội. Trong giai đoạn này, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đảm trách nhiệm vụ này. Nếu số lượng bệnh nhân tăng lên thì chúng ta có kịch bản tiếp theo để đảm bảo điều trị. Quan điểm của Trung ương và Bộ Y tế là giữ bằng được an toàn cho Thủ đô.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, TP phấn đấu trong một tuần sẽ triển khai xét nghiệm xong RT-PCR. Với những trường hợp đang chờ xét nghiệm cần phải tuân thủ tuyệt đối với cách ly.
Theo ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc xét nghiệm PCR của Thủ đô đang tiến hành theo hướng xét nghiệm theo thứ tự ưu tiên là: (1) Người tiếp xúc với ca dương tính (F1); (2): Người từ Đà Nẵng có triệu chứng; (3): Người từ Đà Nẵng về qua ổ dịch và qua các điểm theo thông báo của Bộ Y tế; (4) Đà Nẵng về chưa qua 14 ngày (kể từ ngày 28 trở về trước theo thứ tự ưu tiên) và (5) số còn lại đi Đà Nẵng về.


Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 có hơn 5.000 chuyến bay đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất, chiếm gần 70% trong tổng số hơn 7.500 chuyến bay nội địa dự kiến khai thác trên cả nước.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 diễn ra dài ngày là thời điểm lượng người và phương tiện lưu thông rất lớn, đặc biệt tại các tuyến vành đai, cửa ngõ ra vào Thủ đô, các bến xe, điểm du lịch công cộng.
Đơn vị quản lý tuyến đang triển khai đồng loạt 11 gói thầu sửa chữa lớn trên toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Báo Lao động Thủ đô phối hợp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô và những chính sách mới liên quan đến người lao động” vào sáng 28/4.
Những năm 70 của thế kỷ XX đã ghi dấu ấn đẹp của một thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam với phong trào "Xếp bút nghiên lên đường ra trận". Khi đó, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
0