Gặp gỡ nhà văn 'lính tăng': Góc nhìn từ buồng l

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt - người lái xe tăng 380 tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đã có nhiều chia sẻ xúc động về cuộc chiến đấu anh dũng của thế hệ cha ông, lập nên chiến công thống nhất đất nước.

Trưa ngày 30/4/1975, những chiếc xe tăng của quân Giải phóng hùng dũng tiến vào Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong số những người chứng kiến thời khắc lịch sử đó, có người thanh niên trẻ 21 tuổi Nguyễn Khắc Nguyệt – chiến sĩ lái xe tăng số 380. Với ông, cuộc kháng chiến là một cuộc trường chinh rất dài mà con đường đến Dinh Độc Lập là cây số cuối cùng.

Mỗi vết thương, mỗi sự hy sinh của đồng đội trong những năm tháng ác liệt ấy đã thôi thúc ông đặt bút viết những trang sách chân thực từ góc nhìn và ký ức của người lính xe tăng. Ông quan niệm rằng mỗi một tác phẩm như một nén tâm nhang thắp cho những người đã khuất, cũng là món quà cho những người đồng đội đã rời quân ngũ đang ngày đêm bươn chải với đời thường.

Trong tâm trạng khi đứng canh ngoài xe tăng hướng vào Dinh Độc Lập, ông đã lấy sổ ghi vội mấy ý thơ:

"Khi chiếc xe tăng dừng trước Dinh Độc Lập.

Ta ngỡ ngàng - đây thật hay mơ?

Cây số cuối cùng - cuộc trường chinh dằng dặc.

Đến rồi chăng? Hai mắt bỗng rưng nhòa."

Khi màu xanh hòa bình trở lại trên bầu trời quê hương, ông đã viết tiếp rất nhiều cuốn sách về lính tăng. Liệu ông muốn truyền tải nhiều hơn hay chỉ kể lại lịch sử một cách đơn thuần?

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt chia sẻ: "Tôi sẽ dành những năm tháng còn lại của đời mình để trả món nợ tinh thần trước các đồng đội đã hy sinh vì nước, trước hết là những đồng đội trong chính tập thể nhỏ bé, thân thương của mình - Đại đội Xe tăng 4".

Trong thời đại công nghệ số, sách vẫn là ngọn đèn soi sáng trí tuệ con người, đặc biệt với giới trẻ - những người tiếp cận và làm việc, học tập phần lớn nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt cũng có rất nhiều điều muốn gửi gắm đến những bạn trẻ khi tìm đọc và lật giở từng trang sách lịch sử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo ước tính ban đầu, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, toàn quốc sẽ giảm từ 10.035 xã phường xuống còn khoảng 3.300 đơn vị; sẽ không giữ lại tên thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

UBND TP. Hà Nội sáng 28/4 đã ban hành công văn chỉ đạo về công tác khắc phục hậu quả của vụ cháy tại phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai.

Những năm 70 của thế kỷ XX đã ghi dấu ấn đẹp của một thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam với phong trào "Xếp bút nghiên lên đường ra trận". Khi đó, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp bao gồm xã, phường và 11 đặc khu; trong đó, sẽ thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công ở cấp xã.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm Việt Nam vào sáng nay (28/4).