Các bệnh viện không để thiếu thuốc, vật tư y tế
Bà Nguyễn Thị Minh ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, bị tai nạn giao thông đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội). 10 ngày điều trị, thuốc và vật tư y tế điều trị cấp cứu cho bà đảm bảo đủ. Bà cũng như gần 800 bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày tại bệnh viện hạng 1 của thành phố không thiếu thuốc và vật tư y tế. Bệnh viện đã đấu thầu dự trù đủ thuốc và vật tư y tế cho hết năm 2025.
Bà Nguyễn Thị Minh chia sẻ: “Các thiết bị, vật tư phục vụ cho bệnh của tôi đều đầy đủ, gia đình không phải lo lắng đi mua gì”.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được phân cấp mạnh, Giám đốc bệnh viện được tự phê duyệt, chịu trách nhiệm, cho nên bệnh viện không thiếu vật tư y tế mà chỉ còn thiếu hai loại thuốc nhập ngoại. Mặc dù bệnh viện đã có thuốc thay thế, nhưng về lâu về dài, cấp cứu sốc mất máu và sốc nhiễm trùng thì chỉ có hai loại thuốc đang thiếu hai năm nay là Ketamin và Biseko mới có thể điều trị. Nguyên nhân thiếu hai loại thuốc này là do thị trường không có.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay: “Về giải pháp lâu dài, tôi nghĩ là cần phối hợp với Bộ Y tế để đẩy nhanh việc cấp visa của thuốc Biseko. Chúng tôi cũng sẽ lên kế hoạch dự trù để mua sắm một cách nhanh chóng nhất”.
Về giải pháp căn cơ, nhiều bệnh viện cho rằng đối với một số thuốc hiếm, biệt dược, vẫn phải có một đơn vị cấp bộ đứng ra tổ chức đấu thầu tập trung, chứ không để các bệnh viện đứng ra mua sắm. Việc mua sắm các loại thuốc đó rất khó khăn do yêu cầu khắt khe của nhà sản xuất về số lượng và thời gian cung cấp. Trước mắt, cấp có thẩm quyền cần xem xét, ban hành các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật Thiết bị y tế, Luật Bảo hiểm thì câu chuyện thiếu thuốc không còn là điệp khúc lặp lại như thời gian qua.
Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.
Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.
Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả và lập hồ sơ chuyển Công an TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.
Uống nước cốt chanh để thải độc thanh lọc cơ thể, giảm cân đang trở thành trào lưu được lan truyền trên mạng xã hội. Không thể phủ nhận ích lợi của chanh đối với cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng sai cách sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Tuấn Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã có những chia sẻ xoay quanh nội dung này.
0