Bớt gánh nặng khi được giảm học phí

Chính sách học phí đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023 - 2024 ở Hà Nội sẽ là 24.000 - 217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ. Với nghị quyết này, nhiều phụ huynh mừng vui vì giảm bớt được phần nào gánh nặng.

Vẫn còn khoản nợ ngân hàng khi mua nhà, lại còn 2 con đang ở độ tuổi đi học, vấn đề học phí cùng các khoản chi phí khác tạo ra sức ép không nhỏ cho gia đình chị Hè.

Chị Nguyễn Thị Hè, Huyện Đông Anh, TP. Hà Nội chia sẻ: "Năm nào cũng vậy cứ vào đầu năm học là rất nhiều khoản đóng, gia đình tôi rất nặng gánh về mặt học phí của 2 con."

Bớt gánh nặng khi được giảm học phí 

Vậy nên, khi Hà Nội ra quyết định  mức thu học phí năm học 2023 - 2024 bằng với năm học 2021 - 2022 đã trở thành tín hiệu vui cho hầu hết phụ huynh, học sinh trên địa bàn thành phố. Việc giảm học phí là chủ trương đúng đắn, đảm bảo 100% trẻ được đến trường, giúp các em được bình đẳng trong giáo dục. Bên cạnh đó, những gia đình thu nhập thấp cũng vơi bớt áp lực trong cuộc sống; gánh nặng trên vai mỗi gia đình có con đi học cũng dần được trút xuống.

Chị Vũ Hải Hoa - Phụ huynh học sinh chia sẻ: "Với những gia đình có điều kiện thì học phí không thành vấn đề gì nhiều, nhưng với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không cao, ngoài học phí còn nhiều khoản đóng khác, vì vậy được miễn học phí thì đây lại tin vui cho nhiều gia đình."

Khoản đóng học phí mỗi tháng không nhiều nhưng với các gia đình còn khó khăn thì đây là một khoản không hề nhỏ

Bà Lê Hoàn Châu - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Ba Đình chia sẻ: "Đây là tin vui đối với các phụ huynh học sinh, nội dung này được thông qua trong năm học này, chúng tôi cũng đang mong đợi để được hướng dẫn cụ thể hơn để được triển khai quyết định này."

Trên thực tế, khoản đóng học phí mỗi tháng không nhiều nhưng với các gia đình còn khó khăn, có con đang tuổi đi học, đây là một khoản không hề nhỏ. Và nghị quyết này đã khẳng định sự quan tâm, đầu tư rất lớn của thành phố dành cho sự nghiệp giáo dục, hướng đến nền giáo dục toàn dân, mọi học sinh đều bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.