Xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong trong đào tạo

Sáng nay, 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia TP.HCM (27/01/1995 – 27/1/2025).

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM đã đào tạo gần 400 nghìn cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ; tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip - bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng.

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM có 17 ngành với 3 lĩnh vực được xếp hạng thế giới, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế.

Với những thành tích xuất sắc, Đại học Quốc gia TP.HCM được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đại học Quốc gia TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, xác định rõ giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và với tầm nhìn chiến lược, ngay từ đầu những năm 1990, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo tập trung đổi mới công tác giáo dục đào tạo, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt mục tiêu này, những năm tới nước ta phải phát triển liên tục với mức tăng trưởng 2 con số, trong đó xác định rõ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định.

Yêu cầu Đại học Quốc gia TP.HCM nỗ lực phấn đấu để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong xuất sắc trong ba nội dung: đổi mới tư duy, phương pháp luận cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, với “tầm nhìn xa, trộng rộng, nghĩ sâu, làm lớn”, “coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ và sự quyết đoán”; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, tập trung các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, dữ liệu lớn, lượng tử, quang học, vật liệu mới; giữ gìn bản sắc, giá trị cốt lõi và những mục tiêu đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và mong muốn của nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.