Hà Nội dự kiến giảm tới một nửa học phí công lập

Hà Nội dự kiến thu học phí năm 2024 với mức từ 24.000 -217.000 đồng một tháng, tương tự ba năm trước giảm tới một nửa so với mức HĐND TP Hà Nội đã thông qua.

Nội dung này được nêu trong dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội, công bố ngày 25/3.

Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố được áp dụng từ năm học 2023-2024. Mức học phí này thấp hơn mức học phí hiện hành mà HĐND TP Hà Nội đã thông qua ngày 4/7/2023 và giảm tới gần một nửa so với mức 50.000 – 300.000 đồng một tháng thông qua vào năm 2022. Theo đề xuất, học sinh bậc tiểu học sẽ được miễn học phí.

Học phí năm học 2023-2024 dự kiến có 6 mức (đơn vị: đồng/học sinh/tháng)

Thành phố ước tính tổng học phí thu theo mức dự kiến khoảng 1.511 tỷ đồng, giảm 1.279 tỷ đồng so với mức trước đó. Đề xuất điều chỉnh học phí này sẽ được trình HĐND thành phố xem xét, thông qua tại kỳ họp chuyên đề ngày 29/3.

Năm học này, Hà Nội có khoảng 2,3 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông, đông nhất so với các tỉnh thành trong nước. Ngoài Hà Nội, hầu hết các địa phương phải điều chỉnh khung học phí đã thông qua năm ngoái. Một số tỉnh, thành miễn toàn bộ học phí phổ thông là: Quảng Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM miễn học phí đến cấp THCS.

Tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục, để “không ai bị bỏ lại phía sau” như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đó là mục tiêu mà thành phố Hà Nội đang hướng tới. Theo Ông Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ, miễn giảm học phí ảnh hưởng tích cực, tác động nhiều hay ít tùy vào đối tượng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu đồng bộ, để không gây tác động tới các lĩnh vực khác.

Ảnh minh họa

Năm học 2023-2024, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức áp dụng mức thu học phí mới. Năm nào, vấn đề học phí cũng khiến không ít bậc cha mẹ học sinh lo lắng. Tuy nhiên, việc Hà Nội áp dụng mức thu bằng mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ khiến các bậc phụ huynh học sinh bớt căng thẳng, thể hiện tính nhân văn của một chủ trương lớn trên địa bàn thành phố. Năm học 2022-2023 trước đó, trong bối cảnh ngân sách hạn chế, thành phố Hà Nội vẫn kiên trì chủ trương ưu tiên cao nhất cho việc học tập của con em nhân dân Thủ đô./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.