Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương trước nguy cơ thiếu thuốc tê

(HanoiTV) - Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết, hiện viện chỉ còn 1000 ống thuốc tê, đủ dùng trong khoảng 1 tuần, các công ty cung ứng sẽ cung cấp thêm 1000 ống nữa trong tuần tới. Nhưng khi số thuốc này hết mà không được cung ứng tiếp thì một số dịch vụ tại bệnh viện sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

 

TS Phạm Thanh Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. 

TS Phạm Thanh Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết, 60% - 70% dịch vụ ngoại trú của viện phải sử dụng thuốc tê. Nếu hết thuốc tê, một số dịch vụ của viện sẽ bị gián đoạn. 

"Với một số loại thuốc tê đã hết, bệnh viện phải thay thế bằng loại thuốc tê khác tính năng tương tự nhưng việc thay thế này cũng không hề dễ dàng. Thuốc tê phải đảm bảo khả năng gây tê đủ lâu, đủ sâu để người bệnh không đau trong quá trình làm." - TS Hà chia sẻ.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội sử dụng 2 nhóm thuốc chính là thuốc kháng sinh và thuốc tê. Trong đó, viện chủ trương hạn chế dùng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng khi cần thiết. Vì thế, cơ sở không thiếu thuốc kháng sinh.

Thuốc gây tê được chia làm 2 loại là chứa chất gây co mạch và không chứa chất gây co mạch. Loại thuốc tê có chứa chất gây co mạch có khả năng tê sâu hơn nhưng lại có nhược điểm gây tăng huyết áp. Vì thế, người bệnh bị tăng huyết áp, tim mạch, nhịp tim nhanh không chỉ định dùng loại này. Do đó, với thuốc tê, ngoài sử dụng thuốc an toàn, nhân viên y tế cũng có nhiệm vụ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất để thay thế loại thuốc đang dùng mà đã hết.

"Hiện nay, theo các công ty dược là giấy phép đang trong quá trình gia hạn. Vì thế, các cơ sơ y tế kể cả công lập và tư nhân đều thiếu. Vấn đề thiếu thuốc trước đây chỉ gặp ở cơ sở công lập là chính, tư nhân vẫn mua được nhưng nay thì cả tư nhân cũng thiếu. Vì thế, sắp tới vấn đề cung ứng thuốc tế sẽ rất khó khăn. Trong tuần tới, lãnh đạo bệnh viện sẽ họp, và có mong giải pháp tháo gõ"- TS Phạm Thanh Hà chia sẻ. 

Hiện nay, chỉ có 2-3 hãng sản xuất thuốc tê nhập về Việt Nam. Thế giới cũng không có nhiều nhà sản xuất thuốc tê nên việc tìm kiếm sản phẩm thay thế rất khó.

Phó giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết: "Thời gian để từ khi công ty đăng ký nhập cho đến khi về được Việt Nam thì phải mất đến 3-4 tháng. Lý do vì nhà máy sản xuất cho nước nào phải có kế hoạch trước chứ không thể lấy thuốc dự kiến xuất cho nước khác để xuất sang Việt Nam được vì liên quan đến vấn đề nhãn mác, luật… ". 

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hôm 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh/thành bảo đảm thuốc, trang thiết bị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

"Cương quyết, dứt khoát không vì thủ tục hành chính, vì vướng mắc quy định, vì thiếu trách nhiệm mà để thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế kéo dài. Ai làm sai phải xử lý, kỷ luật nhưng không để vì xử lý, kỷ luật mà để ảnh hưởng tới việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm. Nếu việc mua sắm "đủng đỉnh" thì không thể đáp ứng yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân tính bằng giờ, bằng phút", Thủ tướng nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau thời gian chỉnh lý, phục hồi nguyên trạng, sáng 28/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội khai trương, mở cửa trở lại Di tích lịch sử Nhà và hầm D67 và triển lãm “Con đường thống nhất".

Chương trình cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" tối ngày 27/4 đã lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Chương trình diễn ra tại ba điểm cầu: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 có hơn 5.000 chuyến bay đi và đến sân bay Tân Sơn Nhất, chiếm gần 70% trong tổng số hơn 7.500 chuyến bay nội địa dự kiến khai thác trên cả nước.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 diễn ra dài ngày là thời điểm lượng người và phương tiện lưu thông rất lớn, đặc biệt tại các tuyến vành đai, cửa ngõ ra vào Thủ đô, các bến xe, điểm du lịch công cộng.

Đơn vị quản lý tuyến đang triển khai đồng loạt 11 gói thầu sửa chữa lớn trên toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Báo Lao động Thủ đô phối hợp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô và những chính sách mới liên quan đến người lao động” vào sáng 28/4.