Bầu hai Phó Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng

Sáng 21/11, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 9 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự theo thẩm quyền.

 

Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP. Đà Nẵng tặng hoa chúc mừng các tân Phó Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Trần Phước Sơn (thứ 2 từ trái qua) và Nguyễn Thị Anh Thi (thứ 3 từ trái qua).

Tại kỳ họp, ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và bà Nguyễn Thị Anh Thi, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND thành phố.

Kỳ họp tiến hành miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng đối với bà Cao Thị Huyền Trân, để Thành ủy phân công, điều động làm Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn.

Ông Trần Phước Sơn sinh năm 1972, quê xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam); là Thạc sỹ Kinh tế phát triển, cử nhân Đại học chuyên ngành Quản lý kinh tế, có trình độ Cao cấp Lý luận Chính trị. Trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông từng giữ các chức vụ: Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Phó Giám đốc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng...

Bà Nguyễn Thị Anh Thi sinh năm 1976; là Thạc sỹ kinh tế phát triển, trình độ Cao cấp Lý luận chính trị. Trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, bà đã trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, Phó Bí thư và Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn…

Phát biểu tại kỳ họp, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết, đánh giá cao kết quả công tác của bà Cao Thị Huyền Trân trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thành phố; chúc bà Cao Thị Huyền Trân tiếp tục đạt được nhiều thành công trong cương vị mới. Đồng thời, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng tin tưởng hai Phó Chủ tịch HĐND mới được bầu sẽ có nhiều đóng góp thiết thực, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng của các cử tri thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Dự Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế, sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế.

Sự ra đời của UNCLOS 1982 đã mở ra kỷ nguyên mới trong quản trị đại dương, hướng tới mục tiêu duy trì hoà bình, ổn định và trật tự pháp lý trên biển và đại dương.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị kỹ các nội dung đàm phán; căn cứ yêu cầu của Việt Nam và đề xuất của Hoa Kỳ, căn cứ kết quả nghiên cứu, các điều kiện cụ thể của Việt Nam và bảo đảm các cam kết quốc tế để đưa ra phương án đàm phán phù hợp, thể hiện tinh thần xây dựng, thiện chí...

Tại ngày làm việc thứ ba, Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng 7/5, đại diện Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết.

Tại chương trình Kỳ họp thứ 9 trong chiều 6/5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về ba dự thảo luật: Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; và Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).