Bão tan nhiều địa phương ngập úng, cây xanh gãy đổ
Tính đến 7h sáng nay, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội mới nhận được báo cáo nhanh của 26/30 quận, huyện; 4 đơn vị chưa báo cáo, gồm: Phú Xuyên, Sơn Tây, Đống Đa, Bắc Từ Liêm.
Tổng hợp thiệt hại của các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố cho thấy, mưa lớn đã làm úng ngập, ách tắc giao thông một số tuyến đường thuộc địa bàn các xã: Bắc Sơn, Trung Giã, Phù Linh (huyện Sóc Sơn); đầy nước 60ha lúa, 45ha rau màu, 50ha cây ăn quả và hoa, cây cảnh ở huyện Gia Lâm; nguy cơ ngập sâu 30ha lúa ở huyện Hoài Đức. Đặc biệt, gió mạnh đã làm gãy đổ 58 cây xanh; trong đó, mưa dông xảy ra ngày 25-8 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và huyện Hoài Đức đã làm 1 cây xanh gãy đổ, gây hư hỏng 3 xe ô tô...

Sau khi xảy ra thiên tai, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã phối hợp các đơn vị liên quan kịp thời giải tỏa cây xanh, bảo đảm an toàn giao thông. Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội chủ động vận hành hệ thống thoát nước đô thị nên không xuất hiện điểm úng ngập đô thị, bảo đảm giao thông thông suốt... Bốn công ty thủy lợi thành phố vận hành 74 trạm bơm với 363 máy bơm các loại để tiêu úng cho diện tích sản xuất nông nghiệp...
Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời với mọi diễn biến bất thường của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của trung ương và thành phố, triển khai thực hiện các phương án, biện pháp ứng phó với tình hình thời tiết, thiên tai và sự cố có thể xảy ra. Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo quy định.

Do ảnh hưởng của bão Maon, tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nhiều cây xanh, cột điện bị đổ. Thống kê có khoảng 250 cây xanh trên địa bàn thành phố đã bị đổ, gãy; một số biển quảng cáo và quán ô bạt bị gió đánh hỏng; 31 cột điện bị đổ; khoảng 30ha lúa, hoa màu, cây trồng bị ảnh hưởng; một số vị trí bị ngập úng cục bộ. Không có điểm sạt lở đất ảnh hưởng đến giao thông và dân cư. TP Móng Cái đã chỉ đạo UBND các xã, phường huy động các lực lượng tại chỗ để khẩn trương khắc phục hậu quả, dọn dẹp các cây xanh bị đổ, gãy; khơi thông dòng chảy các vị trí ngập úng đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trên địa bàn.

TP Hải Phòng sáng nay mưa đã tạnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng cơn bão đêm qua cũng đã quật đổ nhiều cây xanh ở Hải Phòng. Theo báo cáo của Công ty CP Công viên cây xanh Hải Phòng, có khoảng 25 cây xanh/18 tuyến phố (Hai Bà Trung, Lê Thánh Tông, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Đức Cảnh, Lý Tự Trọng…) bị gãy đổ, bật gốc.Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời, có hiệu quả với mọi diễn biến bất lợi của cơn bão số 3, Công ty CP Công viên cây xanh Hải Phòng tổ chức ứng trực 24/24 giờ theo địa bàn đã được phân công.

Do ảnh hưởng cơn mưa lớn từ đêm ngày 25/8 tới sáng ngày 26/8 đã gây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ.Mưa to, gió lớn gây đổ cây xanh ở thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Tình trạng ngập lụt đã khiến nhiều phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy di chuyển khó khăn. Nhiều người đã bị ngã, không làm chủ được phương tiện, gây nguy hiểm.
Đường lên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc bị đình trệ vì mưa lớn gây sạt lở núi.


Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (26/8), thượng lưu các sông suối khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa sẽ xuất hiện một đợt lũ. Biên độ lũ lên ở khu vực thượng lưu các sông từ 1-3m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ, thượng lưu các sông ở khu vực Bắc Bộ có khả năng lên mức báo động (BĐ)1 - BĐ2; các sông nhỏ,thượng lưu các sông ở Thanh Hóa lên mức BĐ1.
Mực nước đỉnh lũ tại hạ lưu các sông chính ở dưới mức BĐ1. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và Thanh Hóa. Vì vậy các địa phương cần chủ động tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của trung ương và triển khai thực hiện các phương án, biện pháp ứng phó với tình hình thời tiết, thiên tai và sự cố có thể xảy ra.


Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã thực hiện làm thủ tục hàng không bằng sinh trắc học trên nền tảng VNeID từ 16 giờ ngày 28/4.
Với mỗi người dân Việt Nam, Lễ chào cờ nào cũng nghiêm trang và thiêng liêng. Tuy nhiên, với những người đã từng được đến với quần đảo Trường Sa, bài Quốc ca khi được cất lên ở Trường Sa luôn gợi lên những cảm xúc mãnh liệt trong trái tim, hơi thở những người tham dự.
Với thời gian nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, các bến xe của Hà Nội và các doanh nghiệp vận tải hành khách đã chủ động sớm cho kế hoạch tăng cường phương tiện.
Căn hầm đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long là nơi ra đời các quyết sách quan trọng, liên quan mật thiết đến vận mệnh đất nước trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
Người dân Hà Nội đón ngày đi làm cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 dài ngày trong không khí dịu mát.
Hơn 80 phạm nhân ở Trại tạm giam số 1 - CATP có tên trong danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá dịp này đều đang rất háo hức, hồi hộp mong chờ giây phút được trở về làm lại cuộc đời sau những tháng ngày phải trả giá cho lầm lỗi trong quá khứ.
0