2024 là năm phục hồi kinh tế

Năm 2023, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục (159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022) nhưng lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường lại cao kỷ lục. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng khó khăn, xuất khẩu giảm.

Do đó, năm 2024 được kỳ vọng là năm "tăng tốc" để hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, cũng là giai đoạn nền tảng giữa kỳ hướng tới các mục tiêu phát triển đến năm 2030.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng lạc quan hơn, lạm phát được kiểm soát.

Năm 2023, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục

Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức 6% trong năm 2024. Trong đó, một số động lực tăng trưởng chính như xuất khẩu, thu hút FDI được dự báo có triển vọng tươi sáng trong năm 2024.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã vượt qua một năm khó khăn với mức tăng trưởng 5,05% mở ra triển vọng đầy hứa hẹn trong năm 2024. Nhiều lĩnh vực sản xuất đang thu hút dòng vốn đầu tư (FDI) vào Việt Nam và mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp và người lao động.

2024 là năm phục hồi kinh tế

Theo các chuyên gia, năm 2023, Việt Nam đã đi trước cắt giảm lãi suất để đón sự đồng pha của toàn cầu. Với khu vực xuất khẩu, vùng đáy xuất khẩu đã qua và bắt đầu chu kỳ hồi phục mới. Việt Nam đã tiếp cận với năng lượng sạch nhưng chưa có nhiều cơ chế chính sách. Do đó, còn nhiều cơ hội mới để làm động lực tăng trưởng những năm tiếp theo.

Để tạo đà tăng trưởng cho năm 2024, các chuyên gia nhấn mạnh, cần củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế sau giai đoạn dài trùng xuống vì đại dịch, chậm trễ xử lý doanh nghiệp, dự án yếu kém.

Quan trọng hơn, phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng mới mà điểm nhấn là đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là hướng dẫn thực hiện các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tổ chức tín dụng và cơ chế hỗ trợ trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.