Tín dụng 2023 tăng 13,5%, vì sao doanh nghiệp vẫn 'khát' vốn?
Một lượng lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa tiếp cận được vốn, một trong những nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là do lượng vốn cung ứng ra thị trường vẫn chưa theo kịp nhu cầu doanh nghiệp.
Để ổn định giá tour, không bị ảnh hưởng bới các yếu tố thị trường như giá vé máy bay, phí dịch vụ,… nên cuối năm 2023, công ty du lịch này đã lên kế hoạch và đặt tour cho nửa đầu năm 2024, do đó, đây là thời điểm doanh nghiệp rất cần vốn, tuy nhiên việc tiếp cận lại không hề dễ dàng.
Lý giải nguyên nhân, nhiều chuyên gia cho biết, mặc dù năm 2023, một lượng lớn vốn đã chảy vào nền kinh tế, đặc biệt trong 3 tuần cuối năm, ngân hàng đã giải ngân khoảng 202.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng vốn giải ngân cuối năm chủ yếu cho các dự án đã hoàn thiện hồ sơ trước đó của các tập đoàn lớn.

Chia sẻ tại họp báo Chính phủ chiều ngày 05/01, Đại diện Ngân hàng nhà nước cho biết, dự kiến năm 2024 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 15%, tương đương khoảng gần 2 triệu tỷ sẽ được tăng thêm vào năm 2024. Giao KPI cho các ngân hàng ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước muốn các ngân hàng phải “bơm” tín dụng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng đến nay đạt đến 80% chỉ tiêu tín dụng đã được thông báo, thì sẽ được NHNN chủ động bổ sung hạn mức tăng thêm dựa trên cơ sở xếp hạng năm 2022, đồng thời ưu tiên thêm cho những tổ chức tín dụng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp trong thời gian vừa qua. Điều này sẽ mở ra cơ hội để gia tắng ố lượng doanh nghiệp tiếp cận vốn năm nay.


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0