Vui, buồn nghề lái taxi ở Hà Nội
Bất kể ngày mưa hay nắng, cứ đều đặn cách nhật, vào lúc 5 giờ sáng các bác tài của một hãng taxi đang sinh sống tại Hưng Yên lại cùng nhau bắt xe ra Hà Nội làm việc.

Sau những câu chuyện giao lưu đầu ngày bên quán trà quen, những người lái xe taxi bắt đầu công việc của mình lúc 6h30 sáng.
Trên những chuyến xe, qua những câu chuyện chia sẻ cũng khách đi xe, anh Nguyễn Văn Khuê - một lái xe taxi ở Hà Nội cho biết, mặc dù công việc khá vất vả, phải làm việc nhiều tiếng đồng hồ, ở cả ngày lẫn đêm ngoài đường, nhưng thu nhập vẫn cao hơn ở quê. Theo anh Khuê, đi làm cách nhật, một tháng làm 15 ngày, bình quân anh có thu nhập khoảng 25 triệu đồng/01 tháng, giúp anh có thể trang trải các chi phí sinh hoạt và nuôi 3 người con ăn học.

Người lái xe taxi đều trải qua những kỷ niệm khó quên. Chia sẻ về kỷ niệm vui của mình, anh Khuê hào hứng kể: Có lần anh nhận chở khách là một phụ nữ mang thai đến ngày sinh nở tới bệnh viện. Suốt hành trình của chuyến xe, anh phải chịu những áp lực khi khách hàng giục đi nhanh để kịp tới bệnh viện, còn anh thì lo sợ đi tốc độ cao sẽ gây nguy hiểm cho khách hàng. Khi chuyến xe kết thúc hành trình, khách hàng kịp đến bệnh viện an toàn, là lúc anh thở phào nhẹ nhõm và nhận được lời cảm ơn từ gia đình khách hàng. Đó là những niềm vui nhỏ, nhưng cũng là động lực để anh tiếp tục gắn bó với nghề.
Bên cạnh những niềm vui mà nghề mang lại, những người lái xe hàng ngày cũng phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro như: áp lực doanh thu, tắc đường, bị "quỵt" tiền cước, sơ suất vi phạm luật giao thông, không may tai nạn giao thông cùng nhiều những rủi ro khi chở khách vào ban đêm, đôi khi gặp phải những khách hàng khó tính… đòi hỏi người lái xe phải xử lý khéo léo, lựa lời trong giao tiếp với khách để tránh các tình huống xấu, ngoài mong muốn…
Anh Tùng - người có thâm niên 19 năm lái taxi ở Hà Nội chia sẻ, lái xe taxi ở Hà Nội có cơ hội làm việc cao hơn do nhu cầu di chuyển lớn. Tuy nhiên, không phải chuyến xe nào cũng diễn ra thuận lợi, có những chuyến xe, dù chỉ đi một quãng đường ngắn, do đường xá đông đúc, nên anh phải mất khá nhiều thời gian để kết thúc hành trình. Tuy vậy, anh vẫn phải giữ bình tĩnh để đưa khách tới điểm đến an toàn.

Nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu, quan trọng hơn hết là sự yêu nghề, yêu công việc mình đang làm, nếu ai có đủ bản lĩnh, nghị lực thì sẽ vượt qua được những cám dỗ, cạm bẫy để nghề lái taxi trở thành nghề an toàn trong xã hội.


Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.
0