VN-Index lùi về gần mốc 1.200 điểm
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,97 điểm (-0,98%) về mức 1.205,15 điểm; HNX-Index giảm 2,11 điểm (-0,95%) còn 219,68 điểm. Về mức độ ảnh hưởng, mã VHM duy trì mức tăng 3.4% và là mã tác động tích cực nhất tới VN-Index phiên hôm nay.
Về nhóm ngành, nhóm ngành tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin, viễn thông, nguyên vật liệu đều giảm điểm. Các cổ phiếu lớn cũng không thoát khỏi sắc đỏ như MSN, FPT, MWG, HPG, DGC, CTR, VGI. Ở nhóm ngân hàng, dù xu hướng chung là giảm nhưng vẫn có một số mã giữ được sắc xanh. Nhóm dịch vụ du lịch - lưu trú lại có một phiên tích cực.
DSP tăng trên 13%, NVT tăng 3,6%, SGH tăng 7,6%, DAH tăng nhẹ 0,3%... Đồng thời, nhóm bảo hiểm cũng là nhóm hiếm hoi giữ được sắc xanh nhờ BVH, PRE, ABI, PTI tăng điểm. Cổ phiếu viễn thông đồng loạt giảm mạnh, tập trung chủ yếu ở các mã VGI, FOX, CTR, FOC, ELC và SGT.
Dòng tiền tiếp tục yếu khi giá trị giao dịch cả ngày chưa đạt tới 15 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1,4 ngàn tỷ đồng.
Do đồng USD mất giá mạnh trong thời gian gần đây, nhiều đồng tiền ở châu Á tăng giá chóng mặt và buộc ngân hàng trung ương phải vào cuộc để ngăn sự leo thang quá mức của tỷ giá đồng nội tệ.
Hệ thống công nghệ mới (KRX) chính thức vận hành bước đầu ổn định và thông suốt đã có tác động tích cực tới tâm lý nhà đầu tư, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng tích cực và kết quả kinh doanh quý I khởi sắc.
Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS Việt Nam) vừa thông báo gặp sự cố công nghệ thông tin, làm ảnh hưởng đến việc đặt lệnh giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM.
Trong 4 tháng đầu năm, thành phố Hà Nội có 4.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 5,5%, theo số liệu từ Chi cục Thống kê TP. Hà Nội.
Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai chi tiết phương án chi trả cổ tức năm 2024, với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).
Kinh tế tư nhân là một “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc gia. Tinh thần này đã được nhắc tới hai lần trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 4/5. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ những húy kỵ, giáo điều để giúp khơi thông và tháo bung nguồn lực của nhân dân cùng năng lực nội sinh của quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã rất khác trước đây.
0