Thí sinh học chương trình cũ sẽ thi tốt nghiệp riêng

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra vào ngày 26-27/6 với hai lịch thi và địa điểm thi riêng, dành cho thí sinh học chương trình mới và chương trình cũ.

Chiều 28/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến với các Sở GD-ĐT, chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, công tác tuyển sinh đầu cấp và đánh giá triển khai Thông tư số 29.

Tại hội nghị, lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra vào ngày 26/6 và 27/6 với hai lịch thi và địa điểm thi riêng, dành cho thí sinh học chương trình mới và chương trình cũ.

Một điểm mới đáng chú ý là phương thức tính điểm xét tốt nghiệp. Theo đó, điểm xét tốt nghiệp sẽ bao gồm điểm các môn thí sinh dự thi (chiếm 50%) và điểm trung bình 3 năm học THPT cùng điểm ưu tiên, khuyến khích (chiếm 50%).

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, khẳng định đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ bám sát yêu cầu cần đạt, nội dung thi không nằm ngoài chương trình đã học. Đề thi được xây dựng với tỷ lệ 40% nhận biết, 30% thông hiểu và 30% vận dụng. Các câu hỏi vận dụng sẽ không phải là những tình huống có sẵn, do đó giáo viên cần lưu ý hướng dẫn kỹ học sinh trong quá trình ôn thi.

Về tuyển sinh đầu cấp, hội nghị thông tin hiện có 60 tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển vào lớp 10. Trong đó, 58 tỉnh chọn môn thi thứ ba là Tiếng Anh; riêng Hà Giang và Bình Thuận chọn môn thi thứ ba là Lịch sử và Địa lý. Có ba tỉnh Cà Mau, Vĩnh Long và Gia Lai chọn hình thức xét tuyển vào các trường công lập. Phần lớn các Sở GD-ĐT đã xây dựng và công bố đề thi tham khảo vào lớp 10 nhằm giúp học sinh lớp 9 định hướng ôn tập hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.