Sớm ban hành hai nghị định về đất đai, bất động sản

Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành hai Nghị quyết của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

Chiều 20/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến về các nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TPHCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa; Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Trên địa bàn cả nước hiện nay đang có rất nhiều dự án BĐS rơi vào tình trạng chậm tiến độ do gặp vướng mắc chủ yếu đến từ chính sách pháp lý và nguồn vốn khiến nhiều doanh nghiệp khó xoay xở.

Ngày 30/11/2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết 170 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Đến nay, việc triển khai đã thu được một số kết quả. Đơn cử như ở Đà Nẵng, thành phố đã ban hành 113 quyết định thu hồi, trong tổng số 254 trường hợp về truy thu số tiền miễn, giảm 5%, 10% tiền sử dụng đất. Ngoài ra, Đà Nẵng đã gia hạn đối với 113 khu đất chậm đưa đất vào sử dụng.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh hơn nữa việc giải quyết các vướng mắc, cần phải có những cơ chế đặc thù. Do vậy, việc ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 170 là cần thiết để bổ sung những nội dung chưa được quy định trong Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác.

Ngoài ra, đối với các dự án vướng mắc về quyền sử dụng đất, Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171 về thí điểm thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Cơ quan soạn thảo cần làm rõ trình tự thủ tục, tiêu chí sàng lọc, xây dựng danh mục dự án thực hiện thí điểm; bảo đảm tính kế thừa đối với những thủ tục đã thực hiện liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư; bổ sung quy định thời gian triển khai thí điểm và trách nhiệm của địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.

Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.

Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.

Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.

Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.